Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Đào

Cảm nghĩ của em về lượm

Quốc Đạt
6 tháng 4 2017 lúc 9:44

Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù. Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh. Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ “Lượm”.

Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia. Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù. Trước hết, nhà thơ Tố Hữu đã kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của chính nhà thơ với cậu bé này:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè”

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

>>>>>> THAM KHẢO <<<<<<

Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 4 2017 lúc 10:50

Gợi ý:

1. Mở bài:

Giới thiệu khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu (người chiến sĩVệ quốc và Lượm).

2. Thân bài:

– Kể về Lượm, chú bé hồn nhiên, tinh nghịch, làm liên lạc cho bộ đội.

– Kể về tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hành động dũng cảm và sự hi sinh thanh thản của Lượm trong một trận chiến đấu ác liệt.

– Lòng cảm phục và thương tiếc Lượm không nguôi của người chiến sĩ.

3. Kết bài:

Cảm nghĩ của người kể chuyện đối với nhân vật Lượm:

– Yêu mến, trân trọng và học tập tinh thẩn lạc quan, dũng cảm của Lượm.

– Lượm là tấm gương sáng của thiếu nhi Việt Nam yêu nước.


Các câu hỏi tương tự
Lương Đức Hưng
Xem chi tiết
Lan Hoa Phạm
Xem chi tiết
Tho Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Thủy Tiên Tống Thị
Xem chi tiết
phamhongson
Xem chi tiết
Lê Ngọc Thủy Tiên
Xem chi tiết
Phạm Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
BLINK KƯ
Xem chi tiết