Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Hiền

Trog bài thơ 'Ông đồ'' của Vũ Đình Liên có 1 số câu thơ bạn đọc cho là rấ hay ,là những điểm sáng của bài, đó là các câu:

''Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.''

''Là vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay.''

''Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?''

Hãy phân tích những điều e cảm nhận được là hay ở cá câu đồng thời phát biểu cảm ngĩ

Đạt Trần
12 tháng 7 2018 lúc 21:58

Gợi ý:

-Nhân hóa:

+Giấy đỏ buồn

+Mực sầu

-Từ ngữ giàu tính biểu cảm:

+Giấy đỏ

+Mực trong nghiên

+Lá vàng rơi dẫu đây vấn là mùa xuân

+Ngoài dời ko phải ngoài trời

-Câu hỏi tu từ:

+Hồn ở đâu bây giờ?

*Cảm nghĩ:

+Cái cảm giác buồn của cảnh vật chính là cái buồn của tác giả -một người đầy hoài niệm. Nó như thấm vào trong cảnh vật. Làm cho không khí thêm ảm đảm. Trong cái tiết mưa xuân ấy mà lại có là vàng rơi . Sao không phải ngoài trời mà lại ngoài giời. Vì đó chính là dụng ý của tác giả`

. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:“Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!Câu cối chính là câu hỏi của tác giả. Hỏi nhưng mà dùng để bộc lộ cảm xúc. Đó là niềm hoài cổ, nỗi nhớ nhung về 1 thời quá khứ vàng son của dân tộc

Ngọc Hiền
12 tháng 7 2018 lúc 22:29

-Help me!!Help?!!

-Cho hỏi câu mở đoạn, kết càng tốt :))

Vt 1 đoạn hay 3??

Thời Sênh
13 tháng 2 2019 lúc 15:19

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

halinhvy
13 tháng 2 2019 lúc 17:51

Hai câu thơ:

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

Âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hóa dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.

Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời.

Thế mà nay Giấy đỏ buồn không thắm, còn Mực đọng trong nghiên sầu. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hóa, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.

Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhòa không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người.

Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.

Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.

Với hình ảnh nhân hóa gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ.

Đây có thế coi là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên. Thơ muốn làm cho người ta phải khóc, mình phải khóc. Phải chăng đây chính là tiếng khóc của Vũ Đình Liên về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.



Các câu hỏi tương tự
I Love Literature
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
hoàng hải anh
Xem chi tiết
Đào Minh Nghĩa
Xem chi tiết
Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết
cube rubik
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Linh
Xem chi tiết
Trương Thị Lan
Xem chi tiết