Gồm:
- Địa chủ phong kiến: là giai cấp thống trị
- Nông dân: đời sống cực khổ đói nghèo, bị địa chủ chiếm đoạt ruộng đất
- Công nhân: là giai cấp bị trị không có tư liệu sản xuất
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nẩy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho nhân dân, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành lại dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
Ở nông thôn:
Giai cấp địa chủ phong kiến: Số lượng tăng, tay sai cho Pháp, địa chủ vừa và nhỏ yêu nước
Giai cấp nông dân: số lượng đông, có cuộc sống nghèo khổ, bị phân hóa-> họ rất căm ghét thực dân Pháp, sẵn sàng tham gia đấu tranh dành độc lập
Ở thành thị:
Tầng lớp tư sản: chủ xí nghiệp, thầu khoán, đại lý...Bị thực dân Pháp kìm hãm, chưa tỏ rõ thái độ ủng hộ cách mạng
Tầng lớp tiểu tư sản: các chủ xưởng thủ công nhỏ, học sinh, sinh viên...Có cuộc sống bấp bênh, sẵn sàng tham gia cách mạng
Tàng lớp công nhân: đa số xuất thân từ nông dân, bị áp bức bóc lột nặng nề. Có tinh thần cách mạng cao, sẵn sàng tham gia đấu tranh chống bọn địa chủ