- Từ cuối năm 1939, trước những thay đổi của tỉnh hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Đương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
- Chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương: chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng bắt đầu được đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 tháng 11-1939 tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định), được bổ sung trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 tháng 11-1940 tại Đình Bảng (Từ Sơn Bắc Ninh), hoàn chỉnh trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng)
- Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh: tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh). Sau khi ra đời, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, xác định rõ mục đích là tập hợp, đoàn kết toàn thể nhân dân Việt Nam cùng nhau đánh đuổi Nhật – Pháp, giành độc lập dân tộc. Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam hưởng ứng.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước: Đêm 9-3-1945, quân Nhật bất ngờ tấn công quân Pháp và độc chiếm cai trị Đông Dương. Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Chỉ thị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là quân Nhật và phát động cao trảo kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi sục trên cả nước với nhiều hình thức và biện pháp như: bất hợp tác với Nhật và chính quyền thân Nhật, mít tinh, biểu tỉnh, phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói, đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận.
- Cao trào kháng Nhật là cuộc tập dượt đấu tranh của quần chúng chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.