Hiệp ước Nhâm Tuất:
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ ''trả lại'' thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.
Hiệp ước Hác-măng:
- Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình Thuận nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
- Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh–Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
- Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm.