Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duyệt Nguyễn Ái

Trình bày những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoa bình? Từ nguyên tắc này, hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay

Tử Di Mộng
2 tháng 8 2019 lúc 22:20

Mình ko dán được nên chụp lại , bn nhớ tick mk nhoe >.<Hỏi đáp Lịch sử

B.Thị Anh Thơ
3 tháng 8 2019 lúc 10:26

a. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc:

- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, (hiện nay là Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

- Không can thiệp vào nội bộ của các nước.

b. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội, nhân đạo... Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc".

Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay :

Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn. Các nước cần chủ động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, chính xác để thế giới biết ai đúng ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, không lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác

Trần Thị Minh Hằng
3 tháng 8 2019 lúc 15:59

– Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
– Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Liên hợp quốc xác định phải giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình vì

- Hòa bình ổn định là điều là mọi dân tộc, mọi quốc gia đều mong muốn.

- Phải hòa bình thì mới có thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế ngày nay, nền hòa bình ổn định giúp các nước dễ dàng giao lưu phát triển kinh tế văn hóa xã hội, do đó hòa bình là điều kiện rất quan trọng.

- Các tranh chấp mâu thuẫn rất dễ bùng nổ thành sự thù hằn, thù địch và có thể dẫn đến chiến tranh, gây ảnh hưởng đến các dân tộc trực tiếp tham chiến và ảnh hưởng đến an ninh khu vực, cản trở phát triển kinh tế văn hóa xã hội, do đó phải giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.

Về vấn đề chủ quyền biển đảo

- Trước tiên có thể khẳng định, chúng ta kiên quyết với chủ quyền quốc gia, quyết tâm bảo vệ biển đảo và chủ quyền trên biển của Tổ quốc.

- Chúng ta tôn trọng nguyên tắc của Liên Hợp quốc, giải quyết bằng cách hòa bình, không gây hấn, bình tĩnh, sẵn sàng giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.

- Đấu tranh bằng các hình thức hòa bình, tố cáo các hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời đưa ra các cơ sở pháp lý chứng minh biển đảo của ta đúng và phù hợp theo luật pháp quốc tế.

kayuha
3 tháng 8 2019 lúc 22:35

a. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc:
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, (hiện nay là Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
- Không can thiệp vào nội bộ của các nước.

b. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội, nhân đạo... Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc".

Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay :
Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn…


Các câu hỏi tương tự
Phan Trần Quốc Bảo
Xem chi tiết
Mai Xuân Bình
Xem chi tiết
Phan Hùng
Xem chi tiết
Yến Chi
Xem chi tiết
做当当
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
Xem chi tiết
Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Lê Văn Quốc Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Nguyên
Xem chi tiết