a) Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc :
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động đều đặn và có vai trò to lớn đối với thế giới. Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Giải quyết hòa bình và các tranh chấp, xung đột, duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Đóng góp đáng kể vào quá trình đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các nước thành viên, trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo các nước thành viên khi gặp khó khăn, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ :
+ Không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, khủng hoảng ở Bancang, LiBi...
+ Để một số nước tìm cách phớt lờ vai trò của Liên hợp quốc hoặc gây áp lực thông qua nhiều quyết định sai trái (như đưa quân vào Triều Tiên năm 1950-1953, vào Việt nam những năm 60, 70 của thế kỉ XX, vào Irac năm 2003, đưa ra cái gọi là "vấn đề nhân quyền" ở các nước XHCN.
+ Xảy ra tình trang tham nhũng trong nội bộ Liên hợp quốc.
b) Vai trò của Việt Nam
- Việt Nam là thành viên chính thức thứ 149 của Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương và các nghị quyết của Liên hợp quốc.
- Việt Nam đã góp phần vào sự phát triển của Liên hợp quốc, có tiếng nói ngày càng quan trọng. Tháng 10/2007, Việt Nam đã được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an, nhiệm kì 2008-2009.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc là quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả và thiết thực , nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động hiệu quả ở Việt Nam như : UNDP, UNICEF, WTO, WHO, UNESCO...
Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hoạt động: LHQ là một tổ chức quốc tế có vai trò và vị trí quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay
LHQ đã trở thành một trong những diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực.
Trong hơn 70 năm tồn tại, LHQ đã có vai trò lớn trong giải quyết vấn đề quốc tế:
- Giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế: Có đóng góp đáng kể vào lộ trình phi thực dân hóa thông qua nghị quyết “Phi thực dân hóa” năm 1960, nghị quyết xóa bỏ phân biệt chủng tộc năm 1963; nỗ lực trong giải trừ quân bij thông qua nghị quyết cấm thử vũ khí hạt nhân năm 1961, giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran
- Góp phần thúc đẩy giải quyết các vụ tranh chấp xung đột quốc tế, xung đột khu vực: Campuchia, Anggola, Đông Timo, Trung Đông, Châu Phi
- Đóng góp đáng kể vaò thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội,… giữa các nước hội viên, trợ giúp các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo khi những nước thành viên gặp khó khăn (Mianma, Indonexia, Châu Phi,….)
*Hạn chế: Tuy nhiên không phải lúc nào LhQ cũng hoàn thành nhiệm vụ, không thành công trong giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa việc Mĩ gây chiến tranh ở Irac,…
Để thực hiện tốt vai trò của mình, LHQ đang tiến hành cải cách quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hóa cơ cấu của tổ chức này.