Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Châu Bảo Oanh

trình bày những nét độc đáo trong cách đanh giặc của Lý Thường Kiệt

Trần Việt Linh
19 tháng 10 2016 lúc 18:55

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Bình Trần Thị
19 tháng 10 2016 lúc 19:35

Cách đánh của Lý Thường Kiệt là một cách đánh độc đáo, mưu trí, sáng tạo: chủ động đánh quân Tống để phòng vệ, dùng bài thơ Nam Quốc Sơn Hà để kích thích tinh thần binh sĩ và chủ động giảng hòa với nhà Tống mặc dù quân ta thắng trận.

 

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 20:33

Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng, ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã b***** chặn đứng lại. Thế nhưng, lần tiếp, chúng tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến, tiến về Thăng Long... Song, dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc sảo của Lý Thưởng Kiệt, hết lần này đến lần khác, đ*****ch đều b***** tiêu diệt, tháo chạy hoặc đầu hàng. 

Tuy nhiên, phải nói rằng, trong trận chiến Như Nguyệt, chiến lược phản công hiệu quả nhất của Lý Thương Kiệt là sức mạnh kỳ lạ của bài thơ Nam quốc sơn hà - làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, đồng thời làm nao núng tinh thần quân đ*****ch; giúp đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của đ*****ch. Theo Việt sử lược, quân Tống đại bại, b***** tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.

Chúc bạn học tốt!

thu nguyen
7 tháng 12 2016 lúc 20:48

Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa


Các câu hỏi tương tự
halinh
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Duoc Nguyen
Xem chi tiết
Ngô Phạm Thi Anh
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Dua Leo
Xem chi tiết
Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết