Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Võ Thanh Ngân

trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và tính chất của cách mạng 1905-1907

Cầm Đức Anh
27 tháng 9 2017 lúc 11:32

- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :
+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Níia hoàna đây nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ",...
- Diễn biến :
+ Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 - 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dán và binh lính
+ Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay khổng vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức. công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
+ Tiếp đó. tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ờ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.

Tính chất và ý nghĩa:

Cách mạng 1905 - 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. Tuy thất bại những ý nghĩa của cách mạng thật lớn lao. Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các đàn tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.

Võ Thu Uyên
8 tháng 10 2017 lúc 21:15

Nguyên nhâ:

- Chế độ Nga Hoàng thối nát =>đời sống nhân dân khổ cực.

- Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh dành thuộc địa với Nhật Bản.

=> Nhân dân Nga nổi dậy đấu tranh.

Diễn biến:

- 9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình biểu tiunhf đòi nhà vua thực hiện một số yêu sách nhưng bị đàn áp đẫm mãu

- Tiếp đó, tháng 5 – 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.

- Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 – 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.

Kết quả: thất bại

Ý nghĩa: thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân nga, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản

Trần Đăng Nhất
17 tháng 10 2017 lúc 11:46

– Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :

+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.

+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Níia hoàna đây nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ",…

– Diễn biến :

+ Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 – 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dán và binh lính

+ Mở đầu là ngày 9 – 1 – 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay khổng vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức. công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.

+ Tiếp đó. tháng 5 – 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

+ Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.

+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 – 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.

+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ờ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.

la thị ngọc hân
17 tháng 10 2017 lúc 12:51

- Nguyên nhân:

+ Đầu thế kỉ XX, Nga lâm vào khủng hoảng.

+ Đời sống nhân dân nhất là công nhân vô cùng cực khổ.

+ Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.

+ Nhiều cuộc bãi công đã bùng nổ với nhiều khẩu hiệu khác nhau.

- Diễn biến:

+ 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua kéo đến cung điện Mùa Đông, đưa bản yêu sách lên nhà vua.

+ Tháng 5-1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

+ Tháng 6-1905, thuỷ thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.

+ Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ- va.

+ Phong trào kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.

- Ý nghĩa:

Tuy thất bại, song Cách Mạng Nga 1905-1907 đã giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga Hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc Cách Mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917. Cách Mạng Nga 1905-1907 đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

- Tính chất:

Đây là cuộc Cách Mạng vô sản.

Nguyễn Bình Phương Nhi
2 tháng 10 2018 lúc 16:36

Nguyên nhân của CM Nga 1905 – 1907:

Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống. Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.

Diễn biến sự kiện chính về cách mạng Nga 1905 - 1907:

9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê – téc – bua đưa bản yêu sách lên nhà vua ( Nga Hoàng) Tháng 5/1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến. Tháng 6/1905, thuỷ thủ chiến hạn Pô – tem – kin khởi nghĩa Tháng 12/1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát – xcơ – va.
Nguyễn Bình Phương Nhi
2 tháng 10 2018 lúc 16:38

Ý nghĩa:

- Đối với nước Nga: Cách mạng 1905 – 1907 đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. Nó là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng năm 1917.

- Đối với quốc tế: có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở ccá nước thuộc địa thời kì “ châu Á thức tỉnh”.

Nguyễn Bình Phương Nhi
2 tháng 10 2018 lúc 16:39
Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo. Ý nghĩa: Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga Hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước Đế quốc. Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Chanhh Dâyy
Xem chi tiết
Lê Thị Mỹ Xuân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
Xem chi tiết
Do Quynh Anh
Xem chi tiết
phan thị ngoc ánh
Xem chi tiết
Olwen1306
Xem chi tiết
Thảo Hiền
Xem chi tiết