- Nguyên nhân:
+ Đầu thế kỉ XX, Nga lâm vào khủng hoảng.
+ Đời sống nhân dân nhất là công nhân vô cùng cực khổ.
+ Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
+ Nhiều cuộc bãi công đã bùng nổ với nhiều khẩu hiệu khác nhau.
- Diễn biến:
+ 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua kéo đến cung điện Mùa Đông, đưa bản yêu sách lên nhà vua.
+ Tháng 5-1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6-1905, thuỷ thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
+ Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ- va.
+ Phong trào kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
- Ý nghĩa:
Tuy thất bại, song Cách Mạng Nga 1905-1907 đã giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga Hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc Cách Mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917. Cách Mạng Nga 1905-1907 đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Tính chất:
Đây là cuộc Cách Mạng vô sản.