Ôn tập học kỳ II

Tương Lục

Trên hai đĩa cân để hai cốc: Cốc A đựng nước cất, cốc B dung dịch axit H 2 SO 4 loãng.

Điều chỉnh lượng chất lỏng ở hai cốc để cân ở vị trí thăng bằng. Cho 15,6g kim loại kali vào

cốc A, cho ag kim loại nhôm vào cốc B đến khi hai kim loại ở hai cốc đều tan hết cân vẫn ở vị

trí thăng bằng. Tìm a?

Hoang Thiên Di
7 tháng 6 2017 lúc 14:27

PTHH :

2K + 2H2O -> 2KOH + H2

0,4...................................0,2 (mol)

2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2

\(\dfrac{a}{27}\)..............................................\(\dfrac{a}{18}\) (mol)

nK =\(\dfrac{15,6}{39}=0,4\left(mol\right)\)

nAl = \(\dfrac{a}{27}\left(mol\right)\)

Gọi mA = mB = m (g) , m > 0

* Cốc A ( côc nước cất )

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng =>khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :

mdung dịch sau = mK + mA - mH2 = 15,6 + m - 0,2.2 =15,2+ m (1)

* Cốc B ( cốc dung dịch H2SO4 loãng )

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng =>khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :

mdung dịch sau = mAl + mB - mH2 = a + m - \(\dfrac{2a}{18}\)= \(\dfrac{8a}{9}+m\) (2)

Vì sau phản ứng , cân vẫn ở vị trí thăng bằng nên , từ (1) và (2) , ta suy ra :

15,2 + m = \(\dfrac{8a}{9}+m\)

<=> 15,2 = \(\dfrac{8a}{9}\)

<=> a= 17,1 (g)

===============

Bình luận (0)
Ha Hoang Vu Nhat
7 tháng 6 2017 lúc 16:06

Theo đề ta có các PTHH:

2K + 2H2O\(\xrightarrow[]{}\) 2KOH + H2 (1)

2Al + 3H2SO4 \(\xrightarrow[]{}\) Al2(SO4)3 + 3H2 (2)

Theo đề:

nK=\(\dfrac{15,6}{39}=0,4\left(mol\right)\)

Theo PTHH (1):

\(n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_K=\dfrac{0,4}{2}=0,2\left(mol\right)\)

=> \(m_{H_2}=0,2\times2=0,4\left(g\right)\)

Khối lượng cốc A tăng thêm sau khi cho Kali vào là:

15,6-0,4=15,2 (g)

Theo đề: nAl=\(\dfrac{a}{27}\left(mol\right)\)

Theo PTHH (2): \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}=\dfrac{3}{2}\times\dfrac{a}{27}=\dfrac{a}{18}\left(mol\right)\)

=> \(m_{H_2}=\dfrac{a}{18}\times2=\dfrac{a}{9}\left(g\right)\)

Theo đề, sau khi kim loại ở hai cốc tan hết thì khối lượng hai cốc bằng nhau => Khối lượng tăng thêm ở cốc B=Khối lượng tăng thêm ở cốc A=15,2 (g)

Ta có: \(a-\dfrac{a}{9}=15,2\left(g\right)\)

\(\Rightarrow a=17,1\left(g\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
vũ thùy dương
Xem chi tiết
Nguyễn Địch Nhât MInh
Xem chi tiết
30	Nguyễn Việt Phúc
Xem chi tiết
Bình Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Hương Hương
Xem chi tiết
Lê Anh Ngọc
Xem chi tiết
Huy Le
Xem chi tiết
lan ngoc
Xem chi tiết
Bánh Trôi Ngọt Ngào
Xem chi tiết