Lịch sử thế giới cận đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Xuki BB

Trả lời hộ mình mấy câu hỏi với ạ ^^

1/Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản ?

2/Vì sao cuối tk 19 đầu thế kỉ 20 ,các nước tư bản phương tây đẩy mạnh xâm lược các nước Châu Á , Phi ?

3/Trình bày hoàn cảnh thành lập công xã Pa-ri . ? Vì sao nói công xã Pari là nhà nước kiểu mới ?

4/Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 nga ? Tại sao nói đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới ?

5/Trình bày những thành tựu chủ yếu về khoa học tự nhiên - xã hội ?

6/Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 ? Nhận xét về tính chất của chiến tranh ?

Mọi người giúp mình với ạ .Kamsamita ~~~

Trần Diệu Linh
6 tháng 1 2019 lúc 14:04

1.

Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

2.

Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.



Trần Diệu Linh
6 tháng 1 2019 lúc 14:07

3. * hoàn cảnh thành lập công xã Pa-ri:

- Công nghiệp phát triển nên lực lượng công nhân tăng lên và bị giai cấp tư sản bóc lột,mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản Pháp ngày càng sâu sắc

* công xã pari là một nhà nước kiểu mói vì công xã pải là một nhà nước của dân, do dân đầu tiên trên thế giới công xã pari đã thực hiện các chính sách tiến bộ như giải tán các lượng cảnh sát, quân đội mà thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. cùng một số chính sách khác như: tách nhà thờ khỏi trường học, nhân dân được làm chủ những cơ sở sản xuất,... ủy ban được bầu ra và có thể bị nhân dân bãi bỏ bất cứ lúc nào công xã pari thực sự là một nước của giai cấp vô sản. lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản lên đứng đầu, không có sự áp bức bóc lột của bọn tư sản hay thông trị. đó là niềm mong ước mà bấy lâu nay vô sản luôn ấp ủ. chính vì vậy mà nó có một ý nghĩa cực kì quan trọng

Kieu Diem
6 tháng 1 2019 lúc 14:36

Câu 1

Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"

Câu 2

Câu 3

1.Hoàn cảnh ra đời của Công xã

- Công nghiệp phát triển nên lực lượng công nhân tăng lên và bị giai cấp tư sản bóc lột ,mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản Pháp ngày càng sâu sắc

- Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2-9-1870)

-Quần chúng lao động lật đổ chính quyền NIII (4/9/1870), yêu cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc

Tính chất:

+ Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

+ Chính phủ lâm thời đầu hàng Phổ , đóng quân ở Véc xai

2.Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871. Sự thành lập Công xã

* Sáng 18/3/ 1871 Chie tấn công Quốc dân quân ,nhưng bị thất bại phải rút về Vécxai để đối phó.

* Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

* 26/3/1871 nhân dân Pa ri bầu Hội Đồng Công xã .

nói Công xã pari là nc kiểu mới vì:

- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.


Câu 4

Ý nghĩa lịch sử cách mạng Tháng Mười Nga

Cách mạng Tháng Mười Nga đã khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kiến tạo một xã hội mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Từ một nước Nga dưới sự cai trị của Sa hoàng, đất nước Nga Xô-viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, y tế, giáo dục… Trong một thời kỳ dài của lịch sử ở thế kỷ 20, Liên Xô đã trở thành một cường quốc thế giới, là trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới.

Ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Mười Nga 1917

Đặc biệt, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười đã mở đường cho Chủ nghĩa Mác – Lê-nin thâm nhập vào tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Dưới ánh sáng của cách mạng Tháng Mười, đã có rất nhiều nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh đã đứng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phá vỡ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chúng và giành được tự do, độc lập, đưa nhân dân lên địa vị làm chủ xã hội.

Sau chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước, trong đó có Việt Nam, trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

Cuộc cách mặng Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vì:

Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc CM vô sản đầu tiên trên thế giới vì nó đã phá bỏ vị thế độc tôn của chủ nghĩa tư bản giúp Nhà nước XHCN Liên Xô ra đời, giải phóng dân tộc Nga đồng thời cổ vũ và mở ra con đường giải phóng cho dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 5

- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.

- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra thuyết tế bào.

- Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.

Câu 6

Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Nhận xét:- Giai đoạn đầu : Cuộc chiến tranh nhờ sự lợi dụng của các nước Anh , Pháp , Mĩ nhượng bộ để mà chuẩn bị cho cuộc xâm chiếm toàn bộ thế giới của phe phát xít
- Giai đoạn sau ; Đây là cuốc chiến tranh xâm lược đế quốc phi nghĩa


Các câu hỏi tương tự
Giang Nguyen
Xem chi tiết
long6c
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Thảo Vy
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Bình Nhi
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
Sửu Nhi
Xem chi tiết
QuangDũng..☂
Xem chi tiết