1. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản ở Anh :
* Nguyên nhân sâu xa : Kinh tế TBCN phát triển -> Sự xuất hiện của quý tộc mới và giai cấp tư sản -> Quần chúng nhân dân bị bóc lột, căm ghét chế độ phong kiến
* Nguyên nhân trực tiếp:
+ Nhân dân Scottlen chốn lại vua Anh bắt họ theo Anh Giáo
+ Triều đình khó khăn về kinh tế -> Tăng thuế của vua bị Quốc hội phản đối -> Vua đàn áp -> Nội chiến bùng nổ
3.
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng:
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân.
+ Nhiệm vụ cách mạng là lật đổ chế độ phong kiến.
+ Mục tiêu cách mạng là đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
5.
* Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì :
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật vừa lập các ủy ban thi hành luật pháp; giải tán quân đội và bộ máy chế độ cũ thành lập lực lượng vũ trang và an ninh của nhân dân.
- Các chính sách phục vụ quyền lợi của nhân dân:
+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.
+ Giao cho công nhân quản lí các xí nghiệp bọn chủ bỏ chốn.
+ Quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
+ Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
+ Quy định giá bán bánh mì.
+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
1.
* Nguyên nhân gián tiếp:
- Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.
- Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
- Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ
- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.
- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.
- Chế độ phong kiến ( quý tộc, giáo hội Anh cản trở sự làm giàu của tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.
- -Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.
- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.
2.quyền hạn của vua/nữ hoàng được quy định trong hiến pháp (Anh là 1 trường hợp đặc biệt, nước này không có hiến pháp, quyền lực của vua nói chính xác là được quy định dựa trên truyền thống và một hệ thống các luật riêng rẽ, thường gọi là quân chủ nghị viện) và vị quân vương đó chỉ mang tính hình thức, lễ nghi, chứ không thực sự nắm quyền
3.Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
4. Vai trò của quần chúng nhân dân.
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và thành công của cách mạng, là lực lượng chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao, điều này thể hiện qua 4 sự kiện sau:
- Ngày 14-7-1789 quần chúng nhân dân phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng.
- Ngày 10-8-1792 quần chúng nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến của phái đại tư sản vì họ thọa hiệp với phong kiến và không giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nhân dân.
- Ngày 2-6-1793 quần chúng lật đổ nền cộng hòa của phái Gi-rông-đanh khi họ phản bội tổ quốc và nhân dân khi chống ngạo xâm, nội phản. Ủng hộ nèn chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
- Ngày 27-7-1794 khi phái Gi-cô-banh đưa cách mạng đi quá xa mục đích và vẫn duy trì chính sách chuyên chính cũ thì quần chúng nhân dân lại vùng lên lật đổ và xử tử phái Gia-cô-banh, cách mạng tư sản chấm dứt.
5.- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.
Câu 1: Trả lời:
Nguyên nhân
- Nền kinh tế nông nghiệp phong kiến ở Anh chuyển biến thành kinh tế tư bản chủ nghĩa thông qua bạo lực đối với nông dân, đây là phương thức tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản.
- Trước nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhưng những luật lệ của chế độ phường hội, chính quyền chuyên chế, và sự bóc lột phong kiến đối với nông dân là những yếu tố ngăn trở sự phát triển ấy. Yêu cầu xã hội là đánh đổ chế độ phong kiến lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn giữa quí tộc phong kiến với giai cấp tư sản và quí tộc mới. Mâu thuẫn này thể hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ và quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời.
- Sự xung đột giữa phe nhà vua và phe quốc hội làm cho tình thế cách mạng chín muồi, cách mạng tất yếu sẽ bùng nổ.
Câu 2: Trả lời:
Quân chủ lập hiến là 1 nền quân chủ mà trong đó quyền hạn của vua/nữ hoàng được quy định trong hiến pháp (Anh là 1 trường hợp đặc biệt, nước này không có hiến pháp, quyền lực của vua nói chính xác là được quy định dựa trên truyền thống và một hệ thống các luật riêng rẽ, thường gọi là quân chủ nghị viện) và vị quân vương đó chỉ mang tính hình thức, lễ nghi, chứ không thực sự nắm quyền. Quyền lực thực sự nằm trong tay các nghị viện và chính phủ do dân bầu lên.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia quân chủ lập hiến như vậy, phần lớn là các nước rất phát triển ở châu Âu như Anh, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và 1 số nước phát triển khác như Nhật, Canada, Úc v.v...
Danh sách các nước quân chủ lập hiến và tên vị vua/nữ hoàng của nước đó:
Câu 3: Trả lời:
CÁCH MẠNG TƯ SẢN: cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm xoá bỏ nền chuyên chế phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bắt đầu từ thế kỉ 16, CMTS kéo dài tới thế kỉ 20. CMTS diễn ra vào những thời gian khác nhau, ở các nước khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và nhất là do lực lượng so sánh khác nhau cho nên tính chất dân chủ chống phong kiến, chiều sâu của những cải cách xã hội và chính trị là khác nhau. CMTS Hà Lan (thế kỉ 16), CMTS Anh (thế kỉ 17) và nhất là CMTS Pháp (thế kỉ 18) được coi là những điển hình của CMTS. Nhìn chung, CMTS đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có của lực lượng sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử của xã hội loài người. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học khẳng định ý nghĩa lịch sử vĩ đại của các cuộc CMTS thế kỉ 17 - 18. Tuy nhiên, CMTS vẫn chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội loài người là xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
Câu 4: Trả lời:
Vai trò của quần chúng nhân dân đối với CMTS Pháp.
Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.
Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti.
Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến, xóa bỏ đẳng cấp.
Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792): xóa bỏ chế độ quân chủ, lập nền Cộng hòa đầu tiên ở PHáp, xử tử vua Lu-i XVI.
Giai đoạn 3: Một lần nữa quần chúng cách mạng lại lật đổ phải Gi-rông-danh, đưa những người Gia-cô-banh đứng đầu là luật sư Rô-be-xpi-e lên cầm quyền. Trong giai đoạn này, quần chúng đã lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa CM PHáp tới đỉnh cao.
Xóa bỏ mọi nghĩa vụ PK đối với nông dân, giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân, quyết định quyền cho nhân dân...
Như vậy, quần chúng nhân dân góp phần quan trọng và quyết định thắng lợi của CM PHáp, đưa CM đi từ thấp lên cao và đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 5: Trả lời:
- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.