Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

* Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn :

Giai đoạn Diễn biến chính Kết quả
\(1418-1422\)
\(1424-1426\)
Cuối năm \(1426-1427\)

Cô Sen Phùng ơi !!!

Shen
19 tháng 2 2017 lúc 16:42

Khởi nghĩ Lam Sơn gồm ba giai đoạn chính:

-Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh.

-Tiến vào phía nam (1424-1425)

Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình,Thuận Hóa.

-Giải phóng Đông Quan (1426-1427)

Vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng.

Nguồn: Wikikpedia

Huyền Trang
19 tháng 2 2017 lúc 16:42

Ba giai đoạn chính của khởi nghĩ Lam Sơn

-Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh.

-Tiến vào phía nam (1424-1425)

Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình,Thuận Hóa.

-Giải phóng Đông Quan (1426-1427)

Vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
19 tháng 2 2017 lúc 16:43

* Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn :

Giai đoạn Diễn biến chính Kết quả
\(1418-1422\) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn . Quân Minh nhiều lần tấn công , bao vây Lam Sơn , nghĩa quân phải rút lên núi . Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh . Quân Minh trở mặt . Quân ta bị bao vây liên tục . Tình thế vô cùng khó khăn .
\(1424-1426\) Theo đề nghị của Nguyễn Chích , Lê Lợi cho quân rời Lam Sơn . Bất ngờ thắng lợi , nghĩa quân tiếp tục thắng ở các trận tiếp theo . Quân ta giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá trở vào .
Cuối năm \(1426-1427\) Quân Minh có tiếp viện từ Trung Quốc . Quân ta thắng trận Tốt Động - Chúc Động , vây hãm Đông Quan . Quân giặc kéo thêm 15 vạn viện binh đến . Ta vây thành , diệt viện , tập trung tiêu diệt cánh quân của Liễu Thăng . Liễu Thăng bị chặn đầu , Vương Thông xin hàng , rút về nước , khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi .

Nguyễn Trần Thành Đạt

Phan Thùy Linh

Bình Trần Thị

Đỗ Hương Giang

Nguyễn Thị Mai

Nguyen Quang Trung

Silver bullet

Trần Việt Linh

Nguyễn Huy Tú

Lưu Lê Thanh Bình

Sen Phùng

Magic Kid

Đăng chu quang

Lê Hiếu

Linh Diệu

Hoàng Thị Ngọc Anh

Nhók Me

ngonhuminh

Linh Nguyễn

Ribi Nhock Ngốc

Shen

Lê Nguyên Hạo

Võ Đông Anh Tuấn

Linh Phương

Hoàng Lê Bảo Ngọc

Đức Minh

.......

ngonhuminh
19 tháng 2 2017 lúc 17:00

Theo logic các cuộc khởi nghĩa nói chung và cuộc khởi nghĩa lam sơn nói riêng. Đều được chia làm 3 giai đoạn.

Theo dự kiện đầu bài ta biết ngay:

1.Giai đoạn đầu vào khoảng (1418-1422)

2.Giai đoạn giữa (1424-1426)

3.Giai đoạn cuối (1426-1427)

Trong mỗi giai đoạn được chia làm nhiều giai đoạn nhỏ.

Tuy nhiên dự kiện đầu bài không cho do vậy phương trình tạm gác lại.

Kết luận:

Nghiêm của phương trình là: triều đại mới, với biến cố mới. tiêu biểu là cuộc thảm sát công thần Nguyễn Trãi. và vô số nghiệm khác

Nya arigatou~
19 tháng 2 2017 lúc 18:25

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 19:10

Từ năm 1418 đến năm 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424 đến 1425, tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa
Từ 1426 đến 1427, tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo :
- Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang.
- Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.
Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11 , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.
Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng (viên tướng đã chỉ huy thủy binh triệt Hồ Quý Ly) đem 10 vạn viện binh theo đường Lạng Sơn tiến vào Đại Việt.Cùng lúc, đạo quân Mộc Thạnh tiến theo đường Vân Nam. Khi qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn) Liễu Thăng đã bị nghĩa quân do Lưu Nhân Chú, Trần Lựu chỉ huy dùng mưu trá hàng nhử địch sa vào trận địa phục kích, giết chết bên sườn núi Mã Yên. Hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Tiếp theo, ta còn tấn công trên tiếp ở các trận Cần Trạm, Phố Cát. Binh bộ thượng thư Lý Khánh phải tự tử.
Sau khi đại bại, quân Minh tháo chạy về co cụm tại Xương Giang (Bắc Giang). Thôi Tụ phải đắp thành lũy giữa đồng để phòng ngự. Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn điều binh xiết chặt vòng vây, tổng tấn công Xương Giang, diệt 5 vạn, bắt sống 3 vạn địch, trong số đó có các tướng Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Được tin Liễu Thăng chết, đạo viện binh của Mộc Thạnh cũng hết hoảng rút lui. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã chôn vùi những hy vọng cuối cùng của quân Minh.
Không có viện binh, quân Minh càng khốn đốn ở Đông Quan, tinh thần nao núng, suy sụp nhanh chóng.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.

Đăng chu quang
19 tháng 2 2017 lúc 19:42

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/167723.html

Lê Hiếu
20 tháng 2 2017 lúc 11:05

Giai đoạn: 1418-1422

Diễn biến chính:

-Ngày 7-2-1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn .Lam Sơn nằm tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng và miền núi ,có địa thế hiểm trở .

-Năm 1418 ngày đầu lực lượng nghĩa quân còn yếu,gặp nhiều khó khăn nguy nan , ba lần phải rút lên núi Chí Linh .

-Giữa 1418 quân Minh vây quét Chí Linh , Lê Lai cải trang là lê Lợi và bị giết chết .”Lê Lai liều mình cứu chúa” “- 21 Lê Lai; 22 Lê Lợi”

-Cuối 1421 quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét Lam Sơn , Lê Lợi rút lên núi Chí Linh, thiếu lương thực trầm trọng .

Kết quả:

Quân ta bị quân Minh bao vây, thiếu lương thực trầm trọng.

1424−1426:

Diễn biến chính:

-Cuối 1424 giặc mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn , cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới .

-Theo kế hoạch của Nguyễn Chích :”chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng , người đông , rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô”

-Nghĩa quân thắng trận Đa căng, Trà Lân , Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa

-Rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình ,Thuận Hóa .

- Tháng 8-1425 Trần Nguyên Hãn ,Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình),Thuận Hóa ; giặc tan rã .

- Từ 10-1424- 8- 1425 một vùng rộng lớn được giải phóng . từ Thanh Hóa đến Hải Vân , với khí thế áp đảo , chuẩn bị tiến ra Bắc .

- Địch phải rút vào các thành lũy để cố thủ .

Tháng 9-1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:

* Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang .

* Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng , và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan , và chặn viện binh từ Quảng Tây sang .

* Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan .

-Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới ,chặn viện binh địch ; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ .

-Cuối 1426 tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi :nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công ;quân Minh phải phòng ngự , cố thủ ở Đông Quan , xin viện binh .

Kết quả:

Quân ta chuyển bại thành thắng và giải phóng các nơi như: Tân Bình ,Thuận Hóa, Nghệ An

Cuối năm 1426−1427

Diễn biến chính:

-Tháng 10- 1426 Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công , đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ để giành thế chủ động .

- Quân ta phục binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động , quân địch lọt vào trận địa bị dồn xuống cánh đồng lầy lội , ta tiêu diệt 5 vạn quân giặc , bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông chạy về Đông Quan .Ta giành thế chủ động vây Đông Quan , và giải phóng nhiều châu huyện ; quân Minh bị động , một mặt xin giả hòa , một mặt xin thêm viện binh .

-Tháng 10-1427 , 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn , đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .

-Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện” , tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước . Ngày 8-10-1427 ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu thăng bị chém .

-Vương Thông nghe tin bại trận ,vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan 10-12-1427, sau đó rút quân về nước .(Nối tiếp truyền thống của dân tộc , bảo đảm hòa hiếu ,quân Minh không xâm lược nước ta nữa.)

Kết quả:

-Chiến tranh kết thúc , khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

Chúc bạn học tốtbanhbanhquabatngobucminhbucquaeoeogianroihahahahehehihahihihiuhiuhiuhuhuhumkhocroileuleuleulimdimlolangngaingungngoamnhonhungoaoaoeohookthanghoaucchevuiyeu


Các câu hỏi tương tự
Trần Trang
Xem chi tiết
Tạ Lưu Ly
Xem chi tiết
Phác Xán Liệt
Xem chi tiết
Lê Ngọc
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn Thu
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Lê Lanhh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Viên Viên
Xem chi tiết