Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Phươngg Thảoo

Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Chứng minh rằng: mục tiêu giành độc lập dân tộc là mục tiêu chủ đạo phong trào. Phong trào Cần Vương có vị trí như thế nào trong phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Quốc Đạt
9 tháng 7 2019 lúc 20:26

- Đặc điểm của phong trào :

+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.

+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.

+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.- So sánh và ý nghĩa :

+ Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của các triều đại khi các triều đại đó đã đi vào giai đoạn suy vong và số lượng không nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới thành lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các lực lượng xã hội tham gia.

+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Hằng
11 tháng 7 2019 lúc 14:41

Phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn:

- Từ năm 1885 đến năm 1888

+ Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

+ Địa bàn: rộng lớn, nhất là Bắc Kỳ, Trung Kỳ.

+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Mai Xuân Trường ở Bình Định; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân (Quảng Bình); Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình); Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên)…

+ Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-ghê-ri (Bắc Phi).

+ Đặc điểm nổi bật của phong trào ở giai đoạn này là trong chừng mực nhất định phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- Từ năm 1888 đến năm 1896:

+ Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

+ Địa bàn: thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), khởi nghĩa Ba Đình và Hùng Lĩnh (Thanh Hóa), khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

+ Năm 1896, phong trào Cần vương chấm dứt.

+ Đặc điểm nổi bật của phong trào ở giai đoạn này là không còn sự lãnh đạo của triều đình nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương, thiếu sự liên kết, chỉ đạo thống nhất.

* Về danh nghĩa là phong trào Cần vương tức là giúp vua nhưng mục tiêu quan trọng nhất đó là đánh đuổi giặc Pháp, chống Pháp, giành lại độc lập, tự do, tự chủ của dân tộc.

* Vị trí

- Là phong trào vũ trang tiêu biểu của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.

- Thể hiện vai trò lãnh đạo của văn thân sĩ phu trong trách nhiệm với tổ quốc, với triều đình, với ý thức hệ, sự thất bại của họ cũng là sự thất bại của ý thức hệ cũ trước sự xuất hiện của một kẻ thù mới của thời đại.

- Phong trào đã mang đến cuộc đấu tranh suốt 10 năm trên phạm vi cả nước, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và to lớn.

Bình luận (0)
Ly Ly
9 tháng 8 2019 lúc 22:20

- Đặc điểm của phong trào :

+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.

+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.

+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.- So sánh và ý nghĩa :

+ Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của các triều đại khi các triều đại đó đã đi vào giai đoạn suy vong và số lượng không nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới thành lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các lực lượng xã hội tham gia.

+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.

Bạn làm bài tốt!!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đức Phạm Anh
Xem chi tiết
Yến Nguyễn Thị Xuân
Xem chi tiết
Trần Hạ Anh
Xem chi tiết
minh
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
bảo ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Dũng
Xem chi tiết