* Mở bài :
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
* Thân bài :
- Nêu khái quát ý nghĩa câu nói:Câu nói trên của nữ nhà văn Mỹ tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc vô cùng. Đó là sự thiếu thốn, khó khăn của bản thân chẳng thấm gì so với những mảnh đời còn nghiệt ngã, còn bất hạnh mà ta gặp phải.
- Giải thích:
+“Khóc” là một trạng thái tâm lí, cảm xúc ở con người do xúc động hoặc đau buồn.
+“Không có giày để đi” như ngầm ẩn cho sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
+“Không có chân để đi giày” là sự mất mát về một bộ phận trên cơ thể, là nỗi bất hạnh nghiệt ngã của số phận, nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn.
=>Ý nghĩa lời tâm sự: cuộc sống có muôn vàn niềm vui những cũng có nhiều khổ đau và bất hạnh. Hãy thấy mình còn là người may mắn hơn nhiêu người khác để biết chi sẻ và cố gắng vươn lên, không bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh và chông gai trong cuộc sống.
- Phân tích chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:
+ “Tôi đã khóc vì không có giày để đi”:
Con người ta “khóc” khi tâm hồn đau buồn, xúc động, cũng có khi khóc vì vui quá. Ở đây, nữ sĩ đã “khóc” khi “không có giày để đi”. Đó là khóc vì bản thân cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, cho sự ích kỉ của cá nhân khi cảm thấy thua thiệt so với bao người. Suy cho cùng cũng là cách sống ỷ lại, thiếu ý chí để vực dậy mà chỉ biết khóc cho những khó khăn, thử thách tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống. Trên thực tế, có rất nhiều người quen sống hạnh phúc, trong thành công mà khi đối mặt với nhiều chông gai, thất bại dễ nản chí. Hay những cô cậu học sinh, sinh viên chỉ vì bố mẹ không đáp ứng đầy đủ những yêu thích của mình, mà hỗn láo, gây ra nhiều hành động sai lầm khác.
+ “Cho đến khi tôi nhìn thầy một người không có chân để đi giày”:
Thế nhưng, họ đâu biết rằng, có những mảnh đời còn bất hạnh, có những con người vẫn sống mặc dù “không có chân để giày”. Đó là những người khuyết tật, những người bất hạnh, thiếu may mắn, không được hưởng sự ưu ái của số phận. Dẫu vậy, họ vẫn khát khao được sống, được cống hiến cho cuộc đời thêm xanh, cho mùa xuân mãi mãi tươi đẹp bởi ý chí và lòng quyết tâm vượt lên nghịch cảnh. Nếu như trong lúc ta đang bất mãn với những bộ quần áo cũ, với ngôi nhà ẩm mục vì hoàn cảnh về vật chất thì ở ngoài kia có những người không có nổi một mái nhà tranh, một giấc ngủ yên bình trong trời đông giá rét. Nếu như ta than phiền về những khuyết điểm trên mặt thì trong cuộc sống còn bao người phải chịu nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì bệnh tật quái ác, vì hình hài dị tật. Cuộc sống của họ kém may măn hơn chúng ta rất nhiều. Vậy tại sao, chúng ta lại không trân trọng những gì mình đang có, không cảm thấy hài lòng về bản thân? Giáo sư Nguyễn Ngọc Kí – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết, có những lúc đau đớn nhưng sức mạnh của niềm tin đã giúp thầy trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay hiệp sĩ tin học Nguyễn Công Hùng đương đầu với số phận tật nguyền để sống một cuộc sống có ích, có cống hiến cho đất nước. Họ đều là những tấm gương sáng, những tấm gương “không có chân để đi giày” vượt lên trên hoàn cảnh, số phận với niềm tin và ý chí kiên cường.
- Ý kiến đánh giá, bình luận:
Lời tâm sự của nữ nhà văn Mỹ Hellen Killer như một sự nhận thức một điều từ đúng đến sai. Nữ sĩ khóc vì hoàn cảnh “không có giày để đi” cho đến khi bà nhìn thấy một người không có cả đôi chân để đi giày. Bà kịp nhận ra mình còn là người may mắn hơn họ rất nhiều. Chỉ là một lời tâm sự nhưng Helen Killer đã thức tỉnh nhiều người chỉ nghĩ đến bản thân, sống ỷ lại và thiếu ý chí vươn lên. Lời tâm sự ấy như một bài học sâu sắc dành cho tất cả mọi người: Hãy biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt được sự thành công trong cuộc sống! Chẳng phải mọi người vẫn từng nói: “Sống trên đời cần có một tấm lòng” hay sao? Vậy hãy học cách yêu thương và cảm thông trước những mảnh đời bất hạnh, khổ đau, hãy giúp đỡ họ dù chỉ là một lời động viên. Từ đó mới có thêm sức mạnh,lòng tin, không bao giờ gục ngã, cúi đầu trước những chông gai trong cuộc sống.
* Kết bài:
Câu nói của nữ nhà văn Mỹ Helen Killer đã để lại cho tất cả mọi người một bài học vô cùng quý giá. Nhờ đó, mà chúng ta mới tìm ra một chân lí cuộc sống, biết yêu quí hơn những gì mình đang có và xúc động hơn trước nhiều mảnh đời.
" Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những ước mơ, và biết cố gắng làm lại khi thất bại. "
I. Mở bài:
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
Câu nói trên của nữ nhà văn Mỹ tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc vô cùng. Đó là sự thiếu thốn, khó khăn của bản thân chẳng thấm gì so với những mảnh đời còn nghiệt ngã, còn bất hạnh mà ta gặp phải.
2. Giải thích:
-“Khóc” là một trạng thái tâm lí, cảm xúc ở con người do xúc động hoặc đau buồn.
-“Không có giày để đi” như ngầm ẩn cho sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
-“Không có chân để đi giày” là sự mất mát về một bộ phận trên cơ thể, là nỗi bất hạnh nghiệt ngã của số phận, nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn.
=>Ý nghĩa lời tâm sự: cuộc sống có muôn vàn niềm vui những cũng có nhiều khổ đau và bất hạnh. Hãy thấy mình còn là người may mắn hơn nhiêu người khác để biết chi sẻ và cố gắng vươn lên, không bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh và chông gai trong cuộc sống.
3. Phân tích chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận:
a, “Tôi đã khóc vì không có giày để đi”:
Con người ta “khóc” khi tâm hồn đau buồn, xúc động, cũng có khi khóc vì vui quá. Ở đây, nữ sĩ đã “khóc” khi “không có giày để đi”. Đó là khóc vì bản thân cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, cho sự ích kỉ của cá nhân khi cảm thấy thua thiệt so với bao người. Suy cho cùng cũng là cách sống ỷ lại, thiếu ý chí để vực dậy mà chỉ biết khóc cho những khó khăn, thử thách tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống. Trên thực tế, có rất nhiều người quen sống hạnh phúc, trong thành công mà khi đối mặt với nhiều chông gai, thất bại dễ nản chí. Hay những cô cậu học sinh, sinh viên chỉ vì bố mẹ không đáp ứng đầy đủ những yêu thích của mình, mà hỗn láo, gây ra nhiều hành động sai lầm khác.
b. “Cho đến khi tôi nhìn thầy một người không có chân để đi giày”:
Thế nhưng, họ đâu biết rằng, có những mảnh đời còn bất hạnh, có những con người vẫn sống mặc dù “không có chân để giày”. Đó là những người khuyết tật, những người bất hạnh, thiếu may mắn, không được hưởng sự ưu ái của số phận. Dẫu vậy, họ vẫn khát khao được sống, được cống hiến cho cuộc đời thêm xanh, cho mùa xuân mãi mãi tươi đẹp bởi ý chí và lòng quyết tâm vượt lên nghịch cảnh. Nếu như trong lúc ta đang bất mãn với những bộ quần áo cũ, với ngôi nhà ẩm mục vì hoàn cảnh về vật chất thì ở ngoài kia có những người không có nổi một mái nhà tranh, một giấc ngủ yên bình trong trời đông giá rét. Nếu như ta than phiền về những khuyết điểm trên mặt thì trong cuộc sống còn bao người phải chịu nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì bệnh tật quái ác, vì hình hài dị tật. Cuộc sống của họ kém may măn hơn chúng ta rất nhiều. Vậy tại sao, chúng ta lại không trân trọng những gì mình đang có, không cảm thấy hài lòng về bản thân? Giáo sư Nguyễn Ngọc Kí – người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết, có những lúc đau đớn nhưng sức mạnh của niềm tin đã giúp thầy trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay hiệp sĩ tin học Nguyễn Công Hùng đương đầu với số phận tật nguyền để sống một cuộc sống có ích, có cống hiến cho đất nước. Họ đều là những tấm gương sáng, những tấm gương “không có chân để đi giày” vượt lên trên hoàn cảnh, số phận với niềm tin và ý chí kiên cường.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
Lời tâm sự của nữ nhà văn Mỹ Hellen Killer như một sự nhận thức một điều từ đúng đến sai. Nữ sĩ khóc vì hoàn cảnh “không có giày để đi” cho đến khi bà nhìn thấy một người không có cả đôi chân để đi giày. Bà kịp nhận ra mình còn là người may mắn hơn họ rất nhiều. Chỉ là một lời tâm sự nhưng Helen Killer đã thức tỉnh nhiều người chỉ nghĩ đến bản thân, sống ỷ lại và thiếu ý chí vươn lên. Lời tâm sự ấy như một bài học sâu sắc dành cho tất cả mọi người: Hãy biết trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để đạt được sự thành công trong cuộc sống! Chẳng phải mọi người vẫn từng nói: “Sống trên đời cần có một tấm lòng” hay sao? Vậy hãy học cách yêu thương và cảm thông trước những mảnh đời bất hạnh, khổ đau, hãy giúp đỡ họ dù chỉ là một lời động viên. Từ đó mới có thêm sức mạnh,lòng tin, không bao giờ gục ngã, cúi đầu trước những chông gai trong cuộc sống.
III. Kết bài:
Câu nói của nữ nhà văn Mỹ Helen Killer đã để lại cho tất cả mọi người một bài học vô cùng quý giá. Nhờ đó, mà chúng ta mới tìm ra một chân lí cuộc sống, biết yêu quí hơn những gì mình đang có và xúc động hơn trước nhiều mảnh đời.