Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thanh Tâm

Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân,Thuý Kiều báo ân báo oán

B.Thị Anh Thơ
5 tháng 8 2019 lúc 17:39

"Trước lầu Ngưng Bích" là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong "Truyện Kiều. Tác giả vận dụng tài tình các biên pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, ... để viết nên những vần thơ tuyệt diệu. Điệp ngữ "Buồn trông" đứng ở đầu câu sáu, láy lại bốn lần liên tiếp, khơi gợi nỗi sầu thương nặng trĩu, triển miên, day dứt trong lòng Kiều. Cửa bể chiều hôm hoang vắng, xa lạ, mịt mờ với con thuyển và cánh buồm, ngọn nước mới sa và hoa trôi man mác, nội cỏ dầu dầu và chân mây, mặt đất, ... gió cuốn và ầm ầm tiếng sóng – là những hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ đặc tả một kiếp người lưu lạc đang lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định đầy bão tố, với tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng. Ngoại cảnh hòa hợp với tâm cảnh...

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 8 2019 lúc 18:40

Tóm tắt những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:

- Thể thơ lục bát cổ truyền

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp các biện pháp tu từ quen thuộc (ẩn dụ, nhân hóa, từ láy, thành ngữ ...)

- Ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ “buồn trông”… kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau

=> Nhằm thể hiện tâm trạng buồn đau, cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.


Các câu hỏi tương tự
Lưu Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Miu nè
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Phi Ngọc
Xem chi tiết
Hồng Phương
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết