Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
Nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu từ khổ thơ cuối trong bài tiếng gà trưa(6-8 câu)
1/ Điền thành ngữ thích hợp vào câu văn sau:
"Ôi dì Tám Đơn và má tôi, hai bà già nông dân nghèo suốt đời còm cõi,.......... đã vét cả đồng xu cuối cùng, đưa chúng tôi lên đường bôn tẩu."
A.Chuột chạy cùng sào
B.Bán mặt cho đất bán lưng cho giời
C.Bóng chim tâm cá
D.Thập tử nhất sinh
2/ trong đoạn văn sau có mấy dạng điệp ngữ :
"Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"
A.Bốn
B.Hai
C.Ba
D.Một
Mn giúp mik vs ạ :(
5. Trong khổ thơ ta thấy anh chiến sĩ đã chiến đấu vì tình yêu với bà,với quê hương, tổ quốc. Còn em là một học sinh, em đã làm gì để thể hiện tình cảm đó. Hãy thể hiện bằng một đoạn văn,trong đoạn có sử dụng từ láy (Chỉ rõ)
Câu 1. Tổ hợp nào sử dụng cặp từ trái nghĩa?
A. Ông nói gà, bà nói vịt B. Được voi đòi tiên
C. Mồm loa mép giải D. Lá lành đùm lá rách
Câu 2. Từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Phụ mẫu B. Ái quốc
C. Cha mẹ D. Thủ môn
Câu 3. Đại từ trong câu thơ sau dùng để làm gì?
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.” (Tố Hữu)
A. Trỏ người, sự vật B. Trỏ số lượng
C. Hỏi về người, sự vật D. Hỏi về số lượng
Câu 4. Đoạn văn sau có mấy từ láy?
“Trước sân nhà là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng
chùm hoa li ti kết lại với nhau.” (Thu Hà)
A. Bốn từ B. Ba từ
C. Hai từ D. Một từ
Câu 5. Chỉ ra lỗi sử dụng quan hệ từ trong câu văn sau: Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
A. Thiếu quan hệ từ
B. Thừa quan hệ từ
C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 6. Câu “Con cò lửa nằm giữa cửa lò.” đã dùng lối chơi chữ nào?
A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa B. Dùng từ ngữ đồng âm
C. Dùng lối nói lái D. Dùng lối nói trại âm
Câu 7. Điệp ngữ “ham muốn”, “hoàn toàn”, “ai” trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” (Hồ Chí Minh)
A. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do.
B. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
C. Nhấn mạnh niềm tin của Bác Hồ về đất nước, con người Việt Nam.
D. Nhấn mạnh niềm khao khát của Bác Hồ là đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh
phúc.
Câu 8. Tổ hợp nào là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Thất bại là mẹ thành công
C. Bảy nổi ba chìm D. Tấc đất tấc vàng
Đọc bài ca dao sau đây :
“ Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn ”
Việc sử dụng những từ “LỢI” trong bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
A.Hiện tượng dùng từ đồng nghĩa .
B.Hiện tượng dùng từ đồng âm .
C.Hiện tượng dùng từ gần âm
D.Hiện tượng điệp ngữ, lặp lại từ lợi
cho bài ca dao sau :
Bà già đi chợ cầu Đông
xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy reo quẻ bói nói rằng
lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
yêu cầu:em hãy diễn đạt xuôi thành 1 câu chuyện ngắn và phân tích tính châm biến bài ca dao
Tiếng nào thêm vào sau tiếng “áo” để tạo từ ghép đẳng lập? A. Sơ mi B. Quần C. Trắng D. Bà ba