Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ - trích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jiyoen Phạm

-Tìm các chi tiết miêu tả loief nói , thái độ , cử chỉ của bà cô trong cuộc dối thoại với bé Hồng.

- Nhận xét về sự tác động của những lời nói, thái độ, cử chỉ của bà cô tới bé Hồng và lí giải nguyên nhân của sự cộng tác đó.

- Tại sao tác giả gọi những cử chỉ ấy là "rất kịch"

Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 18:48

* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc
=> tác giả gọi những cử chỉ ấy là "rất kịch" bởi vì người cô mỉa mai mẹ Hồng để Hồng ghét mẹ

Linh Phương
27 tháng 8 2017 lúc 20:22

Hỏi đáp Ngữ văn

Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 12:55

Người cô cười hỏi (chứ không phải lo lắng hỏi - cách hỏi thể hiện sự quan tâm, cũng không âu yếm hỏi - cách hỏi thể hiện tình cảm yêu thương cháu). Đó là thái độ hỏi với mục đích khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa mẹ và con. Cách hỏi này khiến chú bé nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười “rất kịch” của người cô. Vì thế chú chỉ cúi đầu không đáp.

Mặc dù thấy bé Hồng thương mẹ đến phát khóc, nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho chú đau khổ, từ đó để xa lánh, khinh miệt và hận mẹ mình. Biết được ý đồ người cô nên chú đã đối đáp rất thông minh và đầy tự tin : “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”. Bà cô không chịu buông tha, vừa bằng cái giọng ngọt ngào, mỉa mai, vừa nhìn chằm chặp vào chú : “Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !”.

Cái cử chi “vỗ vai cười”, giọng ngân dài, thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” của bà cô là cố ý châm chọc, nhục mạ cháu mình.

Vô cảm trước tâm trạng đau đớn, xót xa của người cháu “cười dài trong tiếng khóc”, người cỏ vẫn không chịu buông tha, đã miêu tả một cách tỉ mi tình cảnh túng quẫn, hình ủnh gầy guộc, rách rưới của mẹ chú với vẻ thích thú rõ rệt. Chú bé Hồng càng thấu hiểu tâm địa độc ác của bà cỏ và càng thương mẹ mình hem.

Khi thấy đứa cháu tức tưởi, phẫn uất đến tột đính bà ta mới hạ giọng tỏ ra ngậm ngùi thương xót người đã khuất. Bà cô đã phơi bày bộ mặt giả dối, thâm hiểm mà trơ trẽn của mình.

Qua cuộc đối thoại, ta thấy, đây là một bà cô lạnh lùng, vó cảm trước nỗi đau của những người cùng máu mủ; cay nghiệt, độc ác trước một chú bé đáng thương và bị động.

Lê Phương Thanh
28 tháng 8 2017 lúc 20:59

-Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này : tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Đầu tiên bà đã soi Hồng đến và tươi cười hỏi cháu có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Bề ngoài bà ta làm ra vẻ quan tâm đến cháu, nhưng thực ra chú bé Hồng đã nhận biết những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của bà ta. Chú hiểu, khi nhắc đến mẹ chú, bà cỏ chi nhằm gieo rắc vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. Cũng với giọng ngọt ngào, bà ta đã bất nhẫn bảo mẹ chú bé Hồng đang phát tài lắm, dù thừa biết mẹ chú đang khốn khổ trong cảnh tha hương cầu thực nơi xa. Lại ra vẻ thân tình tự nhiên, bà ta bảo sẽ chạy cho tiền tàu để cháu vào với mẹ mà “thăm em bé chứ”. Hai tiếng em bé được bà cô ngân dài ra thật ngọt, thật rõ một cách đầy đủ chủ ý khiến lòng chú bé “thắt lại”, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Chú đã cười dài trong tiếng khóc, cái cười như đề che giấu nỗi đau đớn tủi cực, nhất là nỗi căm giận buộc phải đè nén lại của chú bé đáng thương. Không những thế, bà cô còn tươi cười kể cho cháu nghe mẹ nó ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng ngồi cho con bú ở chợ. Điều này khiến bé Hồng chưa nghe hết câu đã nghẹn họng khóc không ra tiếng. Chú bé đau đớn và căm hận những “cố tục” đà đày đọa người mẹ hiền từ khôn khổcủa mình.

Nhân vật bà cô của bé Hồng đúng là một người đàn bà tuy giàu có mà nhỏ nhen, ti tiện và thâm độc vô cùng. Bà ta tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ phi nhân đạo của xã hội lúc bấy giờ. Bà cô ý khoét sâu vào nổi đau rớm máu của cháu mình, đứa cháu mồ côi đáng thương, cố tình, chủ ý gieo rắc vào lòng đứa bé thái độ ruồng rẫy khinh miệt đối với người mẹ mà nó hết sức yêu thương.


Các câu hỏi tương tự
Học sinh
Xem chi tiết
pham huu huy
Xem chi tiết
Vu Hoa
Xem chi tiết
phạm nga
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Hạnh
Xem chi tiết
Sakura Sakura
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Cường Ka Ka
Xem chi tiết
An Thúy
Xem chi tiết