Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.
Kính đeo mắt có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ mắt… Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn.
Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn… tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ suy giảm.
Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người.
Mỗi con người có năm giác quan nhưng đối với tôi thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.
1. Mở bài
Cần giới thiệu cái kính đeo mắt như là một vật dụng quan trọng của con người, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp làm đẹp. Trên thị trường có nhiều loại kính khác nhau một số như kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang,…
2. Thân bài
a. Nguồn gốc ra đời: Kính đeo mắt xuất hiện lần đầu ở Ý vào năm 1260. Người Pháp Anh cho rằng kính đeo mắt nên đeo ở nhà, người Tây Ba Nha nói kính đeo mắt vị trí của họ sẽ quan trọng hơn.
Kính đeo mắt xuất hiện vả trải qua nhiều định kiến cuối cùng phát triển đến ngày nay được nhiều nước trên thế giới đón nhận.
Leonardo da Vanci phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 Muller ông ấy đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa với mắt con người.
b. Cấu tạo chung của kính đeo mắt
– Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
+ Mắt kính
+ Gọng kính: Gọng kim loại làm bằng sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc. Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn.
– Mắt kính cũng có 2 loại gồm: Tshủy tinh, nhựa. Mắt thủy tinh hình dạng trong suốt nhược điểm thì là dễ vỡ, còn làm bằng nhựa ưu điểm nhẹ nhàng nhưng khi sử dụng dễ xước.
c. Công dụng phân theo các loại
– Kính lão dụng cho người già, mắt yếu, hoặc bảo vệ mắt.
– Kính râm chống lại ánh sáng mặt trời, bảo vệ mắt khi ở ngoài trời.
– Kính thời trang làm đẹp trang điểm cho con người, tạo dáng sành điệu.
– Kính thuốc trị cho người có bệnh về mắt.
3. Kết bài
Nêu vài công dụng của kính đeo mắt.
Kính đeo mắt từ khi xuất hiện đến nay đã được phổ biến toàn thế giới, tự do kính đeo mắt cũng có nhiều loại và nhiều công dụng khác nhau. Kính đeo mắt đóng vai trò làm đẹp và tạo dáng cho con người.
I MỞ BÀI
Dẫn dắt , giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: Kính đeo mắt
II THÂN BÀI
Nguồn gốc của kính đeo mắt: ra đời vào năm 1920 tại nước Ý
Đặc điểm hình dáng của kính đeo mắt
Gọng kính: chiếm 80 % kính đeo mắt, nâng đỡ, cố định mắt kính , được làm bằng nhiều chất liệu: nhựa , sắt,…
Mắt kính: phần quan trọng của kính, nhiều hình dạng( tròn, vuông, chữ nhật..),làm bằng thủy tinh..
Ốc vít: nhỏ , vài trò gắn kết các bộ phận của chiếc kính
Vai trò, phân loại kính:
Vai trò
Phân loại: kính râm, kính cận thị, kính loạn thị,…
Cách bảo quản: lau chùi mắt kính, cất vào hộp kính sau khi dùng tránh gãy, cong gọng kính xước mắt kính
III KẾT BÀI
Nêu vai trò của kính mắt đối với đời sống con người
1. Mở bài
Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang). (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)2. Thân bài
a. Nguồn gốc:
Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay. Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy – băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn – đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng. Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):
Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận: Mắt kính Gọng kính Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng: Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc. Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại. Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy. Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.c. Công dụng (theo từng loại kính):
Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt; Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính; Kính râm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời; Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.