Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Thảo

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Trần Diệu Linh
10 tháng 12 2018 lúc 18:34

#Tham khảo

I/Mở bài

- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài VN

VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

II/Thân Bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

+ Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ

+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc

+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử

- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.

2. Hiện tại

+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..

+ Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.

3. Hình dáng

- Cấu tạo

* Áo dài từ cổ xuống đến chân

* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.

* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.

* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

* Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.

* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.

- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.

- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…

- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…

- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…

4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…

- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

5. Tương lai của tà áo dài

III. Kết bài

Cảm nghĩ về tà áo dài, ...

halinhvy
10 tháng 12 2018 lúc 19:01

I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

II. Thân bài

1. Lịch sử, nguồn gốc

- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.

- Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.

- Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau

- Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài

- Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.

2. Cấu tạo

- Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,….

- Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.

- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối.

- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.

- Quần áo dài

3. Công dụng

- Trang phục truyền thống

- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…

4. Cách bảo quản

Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

5. Ý nghĩa của chiếc áo dài

- Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam

- Trong nghệ thuật:

+ Thơ văn:

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

Hôm xưa em đến mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến

Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng

+ Âm nhạc:

Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố

Những lúc buồn vui vu vơ nào đó

Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà……

...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

+ Hội họa

+ Trình diễn

III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài

Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Linh Phương
Xem chi tiết
Thái Nguyên
Xem chi tiết
nguyễn thị trang
Xem chi tiết
Yuna Park
Xem chi tiết
DTD2006ok
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Huy
Xem chi tiết
Vũ Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
bùi hoàng yến
Xem chi tiết