Bài viết số 1 - Văn thuyết minh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Charlotte Yun Amemiya

Thuyết minh về cây lúa

Kieu Anh
1 tháng 9 2017 lúc 22:09

A. Mở Bài :

" Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "

Từ bao đời nay cây lúa đã gắn bó với bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân và trở thành cái nôi của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Cây lúa không những đem đến cho chúng ta một cuộc sống ấm no , hạnh phúc , mà còn trở thành nét đẹp tinh thần của người Việt Nam , là lẽ sống, là vận mệnh gắn bó máu thịt với người dân quê mình.

B. Thân Bài :

* Đặc điểm môi trường và phân bố cây lúa :

Đi từ Bắc đến Nam, đâu đâu ta cũng bắt gặp những cánh đồng lúa mênh mông trải rộng đến tận chân trời thoang thoảng mùi hương có sức lôi cuốn kì lạ. Tất cả như đang ghé nhau thì thầm, tâm sự dưới làn gió nồm nam làm mát rượi cả tấm lòng.

* Nguồn gốc :

- Xuất hiện từ thời nguyên thủy, nguồn gốc từ cây lúa già mọc tự do ở những vùng đất hoang và được thuần hóa thành như bây giờ

-Tên khoa học là Ora- ti- va

* Cấu tạo :

- Thân : thuộc loại thân cỏ, hình trụ tròn có đốt và dóng

- Lá lúa : hình dẹt, sắc, mỏng, giống như lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như ngàn cánh tay đang đùa giỡn với gió

- Rễ : thuộc loại rễ chùm ăn lan trên mặt đất

- Hoa lúa : rất nhỏ , mọc thành bông , không có cánh chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhị và nhụy . Khi hoa nở , nhụy hoa và bao phấn mới thò ra ngoài để lộ đầu nhụy dài và có chùm lông quét lấy những hạt phấn nhỏ . Nhụy hoa và hạt phấn kết thành hợp tử và phát triển thành quả

- Qủa lúa : trong quả có một loại tinh bột màu trắng ngần , dạng rắn , vỏ quả và vỏ hạt không tách biệt nên ta hay nhầm gọi quả là hạt . Vỏ hạt là lớp cám dính sát vào hạt . Còn vỏ chấu được tạo nên từ đôi mày có màu vàng óng bao lấy quả

* Giống lúa :

- Mỗi vùng miền lại có một loại lúa phù hợp với đất đai và khí hậu tạo nên sự đa dạng về giống lúa Việt Nam. Nói chung người ta chia thành hai loại chính là lúa nước và lúa cạn.

- Theo vùng miền thì mỗi nơi lại có nhiều giống lúa khác nhau:

+) Đồng bằng sông Hồng có lúa nếp và lúa tẻ

+) Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với các giống: MIR199, OMI , VNĐ320 , ...

=> Nhìn chung cây lúa có thể sống ở tất cả các nơi trên mọi miền đất nước, trừ các vùng nhiễm mặn và nhiễm phèn

- Theo điều kiện khí hậu và thời tiết của nước ta , người ta chia cây lúa thành các vụ sau :

+) Vụ chiêm : gieo mạ tháng 10, gặt vào tháng 6,7 , thường trồng ở những nơi vùng khó tưới tiêu

+) Vụ xuân : gieo mạ tháng 1,2 , gặt tháng 5,6 ( còn gọi là lúa chiêm xuân )

+) Vụ hè -thu : gieo mạ tháng 3,4 , gặt tháng 7,8

+) Vụ lúa mùa : gieo mạ tháng 6,7 , gặt tháng 9,10

=> Nhìn chung hiện nay có hai vụ lúa chính là chiêm xuân và lúa mùa

* Giai đoạn phát triển của cây lúa :

- Trải qua 3 giai đoạn :

+) Giai đoạn mạ non : từ những hạ thóc căng tròn ngâm,ủ nước nảy mầm gieo xuống lớp bùn thành những cây mạ non yếu ớt như những em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai. Vào những ngày mùa đông giá buốt , các bác nông dân lại chuẩn bị cho vụ chiêm xuân

Chẳng có bác nông dân nào mà không xuýt xoa thương cho mạ non phải chịu rét. Thế là ni lông được căng ra che kín 4 xung quanh, ngăn cái rét không làm hỏng chân mạ

+) Giai đoạn cấy: Khi nắng hửng trời quang mạ non được bó lại thành những đóm mạ trông giống như những đứa trẻ con cón theo mẹ ra đồng và được đặt xuống lớp bùn theo bàn tay khéo léo của bác nông dân

+) Giai đoạn gặt lúa : chẳng mấy chốc ba thánh đông nhàn đã dần trôi qua , lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của gạo mới thoang thoảng đâu đây , khắp cánh đồng là một màu vàng rực rỡ báo hiệu một mùa bội thu

* giá trị vật chất và tinh thần của cây lúa

- Gía trị vật chất:

+) lúa là nguồn cung cấp lương thực chính cho cả nước và là nguồn xuất khẩu ra nước ngoài . lúa góp phần làm phong phú các món ăn dân dã trong kho tàng ẩm thực việt nam, ngoài cơm gạo hằng ngày lúa gạo còn dùng làm bún , phở , bánh , xôi đặc biệt là làm bánh trưng bánh giày

+) cốm cũng từ hạt gạo mà ra . hương vị của những hạt cốm dẻo xanh làm ngất ngây hồn người

+) thân lúa cung cấp thức ăn cho gia súc ( trâu , bò ) còn được dùng làm chất đốt và thân cây dùng để lợp mái nhà, thấp thoáng trong vườn cây xanh, cứ khắc khoải trong tâm trí của nhữn g kẻ tha hương nhớ về một vùng quê yên ả

- giá trị tinh thần:

+) từ hoạt động thực tiễn của nghề trồng lúa , nhân dân ta đã nâng cây lúa thành một biểu tượng cao đẹp : cây lúa hóa con người . vì thế khi lũ lụt hạn hán người dân lo lắng cho cây lúa như cho chính mình vậy nên gọi là " cứu lúa ". rồi nói những câu nói ngọt ngào tình tứ " gió đông là chồng lúa chiêm, gió bắc là duyên lúa mùa " . cây lúa làm đòng được gọi là thì con gái , cây lúa cấy lại hai lần thì được gọi là " tái giá "

+) lúa gạo có mặt trong các lễ hội : lễ hội thổi cơm , tục cúng cơm mới đã tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc

+) lúa gạo đã đi vào thơ ca như một đề tài muôn thưở : hạt gạo làng ta _ trần đăng khoa

C. Kết Bài

( tự làm )

Nguyễn Linh
31 tháng 8 2017 lúc 20:36

Hướng dẫn lập dàn ý thuyết minh về cây lúa Việt Nam

I. Mở bài - Giới thiệu tổng quát về cây lúa.

- Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.

- Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

- Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.

II. Thân bài

1. Khái quát

- Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.

- Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

2. Chi tiết.

a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.

- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.

- Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.

- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.

- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.

- Lúa được chia thành ba bộ phận:

+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

b. Cách trồng lúa:

- Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống

+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.

+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.

+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.

+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.

- Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.

- Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.

- Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.

- Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.

c. Vai trò của cây lúa.

- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.

- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…

- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.

+ Lúa non được dùng để làm cốm.

+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.

+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.

+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.

d. Thành tựu - Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia. - Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

III. Kết bài. - Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam. - Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được. Lúa được trồng trên một cánh đồng tại Nhật Bản

Bài làm 1: Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi. Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm. Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ. Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ: Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng chon cón chạy ra ngoài đồng. Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương: Việt Nam đất nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả… Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái. Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân.: Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu Long. Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý.

Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo". Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v.. - Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó. Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết". Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất. Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh. Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng... Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ! Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm: Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước. THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA NƯỚC Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”,”hạt gạo”.Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đối với người Việt nói riêng hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v.. Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó. Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”. Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất. Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh. Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng… Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ! Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.


Các câu hỏi tương tự
Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ánh
Xem chi tiết
satoh nguyễn
Xem chi tiết
Yen Hoang
Xem chi tiết
공원한 바오 hân
Xem chi tiết
미국투이
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Khương
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Đặng Mai Nhung
Xem chi tiết