Đề bài : Phân tích bài thơ

Phương-g Hà

thuyến minh về 1 danh lam thắng cảnh ( ở Thanh Hóa nha )

Trần Thị Ngọc Trâm
4 tháng 3 2017 lúc 15:05

Nằm cách thành phố Thanh Hóa chừng 17km về phía Đông và cách trung tâm Hà Nội khoảng 170km về phía Nam, Sầm Sơn là một trong những khu du lịch nổi tiếng khu vực Bắc Trung bộ từ những năm đầu thế kỷ 20 với bãi biển chạy dài gần 6km từ chân núi Trường Lệ ra đến cửa Lạch Hới. Năm 1906, dựa trên một số tiêu chí như độ thoải dốc của bờ biển, độ mặn của nước và độ mạnh của sóng, người Pháp đã đánh giá “Sầm Sơn là địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”.

Ngay từ năm 1907, người Pháp đã bắt đầu khai thác du lịch làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm phục vụ quan chức Pháp và quan lại Nam triều. Le Breton, một học giả người Pháp đã có nhận xét khá xác đáng về bãi biển Sầm Sơn “đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe…”. Với bãi tắm có dãi cát trắng mịn chạy thoai thoải ra khơi, sóng vỗ vừa phải, không có đá ngầm và người tắm có thể ra xa bờ đến hàng trăm mét mà vẫn an toàn…, khu nghỉ mát này đã nhanh chóng trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút du khách thập phương. Từ đó đến nay, Sầm Sơn vẫn được xem là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất nước. Sau khi thị xã Sầm Sơn được thành lập ngày 18-12-1981 đến nay, Sầm Sơn đã thực sự trở thành thị xã du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của tinh Thanh Hóa. Vào dịp hè năm 2007, thị xã Sầm Sơn đã long trọng kỷ niệm “100 năm du lịch Sầm Sơn”. Tại phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm đẹp với cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ. Đó là bãi tắm Tiên ẩn vào chỗ lùi của chân dãy Trường Lệ như một thung lũng nhỏ, hứa hẹn trở thành khu nghỉ dưỡng đầy triển vọng trong tương lai. Xuôi về phía Bắc, du khách còn có dịp tham quan khu sinh thái Vạn Chài với những ngôi nhà lá đậm đà bản sắc Việt, cùng ngư dân kéo chài, gỡ lưới hay tắm nắng mai và thưởng thức bữa tiệc nướng đầy hấp dẫn ngay trên bờ biển. Du khách có thể thuê những chiếc xe đạp đôi để cùng bạn bè, người thân hoặc tự mình khám phá cuộc sống của một thị xã sôi động lúc đêm về. Du khách cũng có thể cùng những chiếc cyclo xinh xắn đi dạo theo con đường ven biển. Chủ nhân của loại phương tiện này vừa thân thiện vừa mến khách, rất sẵn lòng giới thiệu những thắng cảnh của Sầm Sơn giúp khách có dịp hiểu hơn về con người và ngoại cảnh nơi đây. Đến với biển Sầm Sơn, du khách không thể không biết đến nguồn hải sản phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác. Hải sản Sầm Sơn có đặc điểm là thịt chắc, vừa dai ngon lại cũng rất đậm đà. Du khách có thể thưởng thức từ Mực ống, Tôm he, Cua gạch… đến các loại cá ngon như Chim, Thu, Nục… đặc biệt món gỏi Cá và lẩu Rắn biển được nhiều du khách ưa thích. Để có món gỏi cá ngon, người ta phải chọn một số loại cá vừa đánh bắt còn tươi nguyên và chế biến cá sống từ ngoài khơi, rồi khi đưa về nhà mới ướp thêm một số gia vị. Riêng món đặc sản rắn chế biến cầu kỳ hơn, người ta bắt những con Rắn biển được nuôi sẵn trong thùng thủy tinh, treo ngược đầu để cắt tiết rồi mới lóc da và đem nấu lẫu. Theo người dân địa phương, thịt Rắn biển chữa được các chứng bệnh đau lưng

Quả là thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Xứ Thanh một vùng biển tuyệt vời. Du khách đến với biển Sầm Sơn không chỉ được hòa mình vào với thiên nhiên thơ mộng, được nghe bản hòa tấu du dương của biển cả, của núi non, của những hàng dừa hay những rặng phi lao đung đưa trong gió…, mà còn được đắm mình vào một vùng đất thấm đẫm huyền thoại, truyền thuyết, một vùng đất được biết đến với những lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Độc Cước, lễ hội An Dương Vương, lễ hội chùa Khải Minh… Sầm Sơn luôn để lại những dấu ấn thú vị cho những ai đã một lần tìm đến…

Bình luận (0)
Lê Dung
8 tháng 3 2017 lúc 13:02

Trong một tác phẩm viết về Lý Thường Kiệt, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã nhận định: “Trong cả nước Việt Nam, không có nơi nào có nhiều cảnh đẹp như ở Thanh Hóa”. Nhận định ấy có cơ sở, đây là những tài nguyên thiên nhiên đặc sắc hình như Thanh Hoá được dành phần ưu tiên và một trong số đó chính là " suối cá " Cẩm Lương.

Cẩm Lương là một xã miền núi, nằm trong thung lũng của dãy núi đá vôi Bồ Um, cạnh sông Mã. Cư dân ở đây chủ yếu là người Mường. Khí hậu quanh năm ôn hoà, mát mẻ (nhiệt độ trung bình 20 - 22oC).

Suối cá Cẩm Lương (hay còn gọi là Vó cá Cẩm Lương, hang cá Cẩm Lương) nằm trong địa phận làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách huyện lỵ Cẩm Thuỷ 10 km về phía Tây - Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây.

Theo dân làng Ngọc kể lại thì hang cá ở đây có từ xa xưa. Có nhiều truyền thuyết nói về sự xuất hiện của đàn cá, nhưng hầu như đều chung một quan niệm đó là những thần linh của núi, sông đang ngày đêm bảo vệ cuộc sống yên vui của bản làng. Vì vậy đàn cá được dân bản địa phong là Cá Thần, mọi người không dám đánh bắt ăn thịt. Và cứ thế, cùng với thời gian, đàn cá ngày càng sinh sôi, nảy nở.

Suối Ngọc chảy ra từ một hang lớn của núi Bồ Um. Cửa hang rất nhỏ, chỉ một người chui lọt, lòng hang rất rộng và nước sâu. Đàn cá sống trong hang, có tới hàng ngàn con. Những con cá Chúa nặng khoảng 20 đến 30 kg, mang có vòng đỏ, ánh vàng tựa như đeo khuyên bằng vàng. Ngày thường cá Chúa không ra khỏi hang, mà chỉ vào mùa lũ, nước to, chúng mới ra khỏi hang, nhưng cũng rất ít người trông thấy. Suối Ngọc không dài lắm, từ cửa hang ra tới khu vực đền Ngọc khoảng 150m, chỗ rộng nhất khoảng 6m, chỗ nước sâu nhất độ 1m. Đàn cá hàng ngàn con nặng từ 2 đến 8kg quanh quẩn ở đoạn suối này rồi vào hang, không bao giờ ra khỏi dòng suối, mặc dù phía ngoài là một cánh đồng rộng.

Nước suối Ngọc bao giờ cũng trong vắt, cả mùa mưa lẫn mùa khô. Dưới dòng suối là một lớp đá cuội óng ánh dưới ánh mặt trời như những viên ngọc càng tạo ra vẻ đẹp kỳ diệu khi đàn cá bơi lội qua.

Dân bản Ngọc hàng ngày thường ra suối tắm giặt, rửa rau, vo gạo, đàn cá không sợ người mà rất thân thiện, quây quần quấn quýt quanh người.

Bên cạnh suối có đền Ngọc, thờ Tứ phủ Long Vương. Đền còn đơn sơ, nhưng là nơi ngày rằm, mùng một nhân dân quanh vùng đến thắp hương tế lễ, cầu thần Tứ phủ Long Vương phù hộ cho sức khoẻ và công việc làm ăn của con người.

Phía trên suối Ngọc là dãy núi Trường Sinh, có một động lớn người ta còn gọi là động cây đăng (trước đây có một cây đăng cổ thụ trước cửa động, nhưng nay không còn nữa). Vị trí của động cao khoảng 70 m so với khu vực suối Ngọc. Cửa động rộng từ 5 - 8 m, cao khoảng 7 m nên rất dễ ra vào. Trong động có nhiều nhũ đá với những cảnh tượng như đôi trai gái đang đứng ôm nhau, người con gái có suối tóc dài tận gót, tượng mẫu tử, bầu sữa, kho lúa, kho vàng... trông rất đẹp mắt và nên thơ.

Suối cá và những hang động ở làng Ngọc - Cẩm Lương là một địa danh phong cảnh hữu tình, với những truyền thuyết huyền bí về đàn Cá Thần, đúng là một danh thắng nổi tiếng của quê hương Thanh Hoá cần được tôn tạo và bảo vệ.

Bn tham khảo nhé, chúc bn học tốt hahavui

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Hữu Tám
Xem chi tiết
Nho Ngoc Nghech
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Huỳnh ngọc anh thư
Xem chi tiết
Yoonyeon Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Quỳnh Như
Xem chi tiết