a. Vị trí địa lý, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
- Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
- Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
- Hồ có nhiều tên gọi: Hồ Tả Vọng. Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh).
+ Thế kỷ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm.
+ Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy.
b. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
- Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
- Có rùa quý sông trong hồ.
- Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.
- Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:
+ Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng). Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông.
+ Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh). Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).
- Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.
- Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc.
+ Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới.
+ Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau.
+ Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương.
+ Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
- Tháp Rùa:
+ Được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh.
+ Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
d. Ý nghĩa:
- Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
- Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
- Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng.