Ôn tập lịch sử lớp 10

Như Lê

Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại . Nêu vai trò vị trí các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông

Khánh Ly
15 tháng 10 2019 lúc 18:51

❉)Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là một chế độ chính trị. Do vua đứng đầu, vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thần quyền (Ở Ai Cập vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử).

Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc).

❆) Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

- Giai cấp thống trị:

+ Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

Nhõi
15 tháng 10 2019 lúc 18:52

Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do vua đứng đầu. Mọi quyền lực đều nằm trong tay của nhà vua. Vua có toàn quyền quyết định đến mọi việc của đất nước.

hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quang Bin
Xem chi tiết
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Võ Thùy Linh
Xem chi tiết
Hiếu Viết
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
trần thế anh
Xem chi tiết
trần thế anh
Xem chi tiết