Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái ảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em
1:Nêu nội dung chính của đoạn trích
2:Rút ra bài học cho bản thân từ đoạn văn
3:viết một đoạn văn(200 từ) thể hiện suy nghĩ của anh chị về truyền thống văn hóa của dân tộc đc gợi ra từ đoạn trích
Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn .
mọi người nhớ giúp mik nha. mai phải nộp rùi
@AURIANA
Mọi người cho mình làm quen với nhoa!
cho hỏi mọi người lớp mấy :
nơi sống :
ảnh thật :
nghề nghiệp bố mẹ :
Xin mọi người tl giúp mình ! Mình hướng không gửi những câu hỏi như thế này lên lần thứ 2
Làm giúp e với ạ
LỚN Nguyễn Trọng Tạo
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời Có câu trả lời biến thành câu hỏi
Có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi Có cả đất trời mà không nhà cửa
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
Có thương có nhớ có khóc có cười Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi. Câu 1: bài thơ trên được viết theo thể thơ nào
Câu2:hãy chỉ 2 biện pháp tu từ trên bài thơ
Câu 3: hiểu như thế nào về 2 câu thơ:
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời
Câu 4:thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất vì sao
Đề : Lập dàn ý trình bày ý kiến về vấn đề đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.
“...Những năm gần đây, chúng ta phải đau đớn chứng kiến những chuyện bất hiếu.Và có những chuyện bất hiếu đã trở thành những tội ác man rợ, được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và lên tiếng cảnh báo. Nhưng còn có một phía khác của sự bất hiếu mà chúng ta chưa lên tiếng hoặc chưa ý thức rõ về nó mà có người gọi nó bằng cái tên“Sự bất hiếu ngọt ngào”.
“Sự bất hiếu ngọt ngào” là chỉ những đứa con có đủ điều kiện vật chất để nuôi những người mẹ nhưng không cho mẹ mình được tham gia vào những sinh hoạt tinh thần của gia đình. Sự thật là có những bà mẹ chỉ sống giữa những đứa con như một thực thể sống tự nhiên chứ không phải là một trung tâm của tình cảm. Với lý do công việc và với muôn vàn lý do khác, những đứa con đã để mẹ mình sống cô độc ở một làng quê gần, xa nào đó hoặc ngay trong chính thành phố mà họ đang sinh sống.Thay cho sự hiện diện của họ trước mẹ mình trong những ngày nghỉ là sự hiện diện của một gói quà và những đồng tiền. Thay cho lời tâm sự của những đứa con với mẹ mình vào buổi tối khó ngủ là những người giúp việc được trả lương cao."Sự bất hiếu ngọt ngào" còn để chỉ những đứa con bỏ quên mẹ trong chính ngôi nhà của họ.Những người mẹ đó không bị bỏ đói mà ngược lại được “nuôi giấu” trong một đời sống vật chất đầy đủ…
Đức Phật dạy : Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu. Có những kẻ đánh đập, nhiếc mọc mẹ mình, có những kẻ bỏ đói, bỏ rét mẹ mình, có những kẻ xưng “bà” xưng “tôi” với mẹ mình như với một người qua đường, qua chợ…Tất cả những kẻ đó đều là kẻ có tội. Và những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tội như những kẻ nói trên.”
(Trích Sự bất hiếu ngọt ngào - Nguyễn Quang Thiều)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5điểm)
Câu 2. Đoạn trích đã nêu lên những biểu hiện cụ thể nào về sự bất hiếu ngọt ngào? (0,5điểm)
Câu 3. Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến sau: “những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tội”? (1,0điểm)
Câu 4. Thông điệp anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích là gì? Vì sao? (1,0điểm)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
đoạn văn 1:
Một hôm,Mã lương vẽ con cò trắng không mắt .Vì một chút sơ ý , em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh .Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò .Thế là cò mở mắt,xòe cánh bay đi.Chuyện làm chấn động cả thị trấn.Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua.
đoạn văn 2:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
chọn phương án đúng và lí giải câu trả lời
-người kể chuyển trog đoạn văn 1:
a.một người nào đó giấu mình
b.nhân vật dế mền
c.mã lương
d.người dân thị trấn
-người kể chuyển trong đoạn văn 2;
a.nhà văn tô hoài
b.nv dế mèn
c.một người nào đó giấu mình
d.một người bạn của dế mèn
(2)
người kể chuyện(nkc) trong đoạn văn nào có thê tự do kể mọi chuyển xảy ra với nv?nkc trong đoạn nào chỉ kể những gì mình nghe,mình thấy,mình trải qua và có thể trực tiếp noi ra cảm tưởng,suy nghĩ của bản thân?vì sao?
b)điền: ngôi kể thứ nhất,ngôi kể thứ 3 thích hợp vào chỗ......
.........................:người kể chuyển xưng tôi,có thể kể trực tiếp những gì mình nghe,mình thấy,mình trải qua,có thể trực tiếp nói ra suy nghĩ,cảm tưởng của bản thân
.......................:người kể chuyển giấu mình,có thể kể mọi điều xảy ra với nv