Có nhiều người vẫn còn giữ quan điểm cực đoan về việc Nguyễn Ánh cầu viện ngoại bang, trước là Xiêm-la, sau là Pháp. Những người đồng ý với ý kiến này thường liên kết giữa việc Nguyễn Ánh có ký kết với người Pháp một văn kiện thỏa thuận nếu Pháp giúp đỡ Nguyễn Ánh thì họ sẽ được một số đặc quyền về thương mãi trên đất Việt Nam. Họ cũng cho rằng Nguyễn Ánh là kẻ bán nước, rước cọp vào nhà, v.v
Việc Ánh cầu việc được Xiêm-la đơn giản vì năm 1781 Ánh đã cải thiện được quan hệ với họ. Chỗ này ta thấy giang sơn theo ý người đương thời như Ánh vẫn là đất nào của người nấy. Tình hình cát cứ từ thời mạt Lê đã khiến cho đại đa số các nhà quân phiệt tại Việt Nam không còn nghĩ gì đến chuyện thống nhất quốc gia, mà sự phát triển ở phía Nam cũng chỉ mới khởi sự bởi chúa Nguyễn. Từ đây có thể đoán ra việc Ánh xin chi viện từ Xiêm thực tế là đoạt lại lãnh thổ của mình. Ánh không nghĩ đến nào là dân tộc Việt Nam, nào là bán nước, vì vùng địa giới Gia Định theo lí vẫn phải là của Ánh.
Việc Ánh biết được nhà truyền giáo Pigneau de Behaine cũng là cơ duyến để kéo Ánh xích gần với Pháp. Song việc nước Pháp xa xôi giúp đỡ cũng chí giới hạn thôi.
Đến đây nhiều người cho rằng Ánh bán nước vì Ánh tạo cho người Pháp cơ hội xâm chiếm Việt Nam năm 1858. Điều này hoàn toàn sai vì lí do trực tiếp khiêu chiến người Pháp là vì 2 đời vua sau Minh Mạng và Tự Đức thường thực hiện chính sách chống đối phương Tây, giết hại nhà truyền giáo nước ấy. Đến nay vẫn chưa ai đưa ra bằng chứng cho thấy người Pháp viện cớ Nguyễn Ánh mượn quân mà xâm lược Việt Nam. Như vậy ý kiến này là vô căn cứ.
Nhìn chung cuộc đời sự nghiệp vua Gia Long Nguyễn Ánh vẫn là sự thăng trầm may rủi. Nhiều người đề cao quá vua Quang Trung mà hạ thấp Nguyễn Ánh tới mức cùng cực. Song, xét trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhà Tây Sơn cũng không phải là một chính thể chính trị thống nhất. Bên trong tồn đọng không thiếu gì mâu thuẫn sâu sắc, Nguyễn Huệ dù có là người xuất chúng, cũng không thể giải quyết mâu thuẫn đan xen như tơ nhện này. Nguyễn Ánh lại là người có chí bền vững, dù bại nhiều lần, phần vì cơ may, phần vì nghị lực chính mình mà tự dựng lại cơ nghiệp tổ tông, cho thấy nhân vật này không phải là hạng tầm thường.
Việc Ánh giao thiệp và được giúp đỡ cũng cho thấy ông ta về mặt ngoại giao vẫn có phần khôn khéo.
Nay xét về việc mượn binh Xiêm lẫn Pháp đều hoàn toàn không phải chủ ý của Ánh, mà do Pigneau de Behaine đề xướng. Trong việc mượn quân từ Pháp thì chính de Behaine là sợi dây xích đã giúp Ánh an định vùng Gia Định.
Lê Chiêu Thống (1765 – 1793), tên thật là Lê Duy Kì ,là vị vua thứ 16 và là cuối cùng của nhà Lê trung hưng, thực ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Chiêu Thống đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng. Việc làm đó của ông bị một số nhà sử học trong nước sau này chỉ trích dữ dội, coi đó là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà".