Thành tựu chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp
Thành tựu chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp
Đánh giá ngoại hình, thể chất và khả năng sản xuất của 5 giống vật nuôi có nguồn gen quý. Hãy chỉ rõ những nhược điểm của giống và đề xuất hướng lai, các phép lai cụ thể cho từng giống để cải tạo giá trị nguồn giống
Câu 5: Phép lai nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
A. Lai khác dòng. B. Lai khác thứ.
C. Lai khác loài. D. Lai cải tiến giống.
Câu 6: Kết quả nào sau đây không phải là do giao phối gần?
A. Hiện tượng thoái hóa giống.
B. Tỷ lệ thể dị hợp ngày càng giảm.
C. Hình thành nhiều dòng thuần khác nhau trong quần thể.
D. Biểu hiện hiện tượng ưu thế lai.
Câu 10: Với hai gen alen A và a, thế hệ ban đầu chỉ gồm các cá thể kiểu gen Aa. ở thế hệ tự thụ thứ 4 tỷ lệ cơ thể dị hợp tử và đồng hợp tử sẽ là:
A. Aa = 6,25%; AA = aa = 46,875%.
B. Aa = 12,5%; AA = aa = 87,5%.
C. Aa = 12,5%; AA = aa = 43,75%.
D. Aa = 6,25%; AA = aa = 93,75%.
Câu 3: Sự ngoại phối dùng để:
A. tạo giống ưu thế lai hoặc tạo giống nuôi cải tiến giống hiện có.
B. tạo các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau.
C. tạo dòng thuần.
D. kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội.
Câu 4: Trong việc tạo ưu thế lai, phép lai thuận nghịch dùng để:
A. tạo được thế hệ con lai có sức sống, năng suất, sức chống chịu.
B. tìm ra tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.
C. tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
D. nhằm sử dụng ưu thế lai ở F1 để làm tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Câu 9: Những nội dung nào dưới đây không đúng khi định nghĩa về giống:
A. giống là một tập hợp cá thể sinh vật do con người chọn lọc tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện ngoại cảnh.
B. giống là một tập hợp cá thể sinh vật có những tính trạng di truyền đặc trưng, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định.
C. giống là một tập hợp cá thể sinh vật thích hợp với các điều kiên khí hậu, đất đai và kỹ thuật sản xuất nhất định.
D. giống là một tập hợp cá thể sinh vật có thể do con người tạo ra hoặc hình thành ngẫu nhiên mang những đặc điểm có lợi cho con người.
Câu 12: Giả thuyết siêu trội giải thích hiện tượng ưu thế lai như sau:
A. do tương tác giữa hai alen khác nhau của cùng một gen trong cặp alen dị hợp dẫn đến hiệu quả bổ trợ, mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình.
B. Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn, biểu hiện rõ ở các tính trạng đa gen.
C. Ở cơ thể lai các gen phần lớn ở trạng thái dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại không cho các alen này biểu hiện.
D. Do gia tăng số lượng gen trội ở thể đa bội làm tăng cường mức độ biểu hiện trên kiểu hình.
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là biến dị tổ hợp?
A. Bố mẹ lành mạnh sinh con mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
B. Bố máu A, mẹ máu B, sinh con có nhóm máu O.
C. Sự xuất hiện đậu Hà Lan hạt vàng nhăn ở thế hệ F2 trong thí nghiệm lai hai tính của Menđen.
D. Sự xuất hiện 8,5% ruồi giấm thân xám cánh ngắn trong thí nghiệm lai phân tích ruồi cái F1 thân xám cánh dài (BV/bv) của Morgan.