Bài 9. Áp suất khí quyển

Nam

Tại sao trong thí nghiệm để xác định áp suất của khí quyển thì nhà khoa học Torixenli không dùng nước mà lại dùng thủy ngân

giúp với mọi người ơi,đang cần gấp!Thank

Nguyễn  Mai Trang b
3 tháng 8 2017 lúc 15:10

Ví dụ :

- trọng lượng riêng của thủy ngân là dHg = 136 000 (N/m³)
- trọng lượng riêng của nước là dnước = 10 000 (N/m³)

Ta thấy 136 000 (N/m³) > 10 000 (N/m³)

Khí quyển gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy một cột thuỷ ngân cao 76cm.

p = hHg × dHg = 0,76 × 136000 = 103360 (N/m²).

Nếu dùng nước để đo :
p = 103360 (N/m2) = hnước × 10 000

=> hnước = 103 360 / 10 000 = 10,336 (m) > hHg = 76 cm


Vậy ta thấy nếu dùng nước để đo thì ổng phải leo lên tầng lầu thứ 3 để đo áp suất ? chưa kể cái ống cao như vậy rút hết không khí để tạo chân không cho ống rất khó khăn.

Nguyễn  Mai Trang b
3 tháng 8 2017 lúc 15:11

@Phạm Thanh Tường, Mình cũng có hỏi bạn 1 lần, bạn xem mình làm đúng không

Kim Tuyết
3 tháng 8 2017 lúc 18:18

Trong thí nghiệm Torixenli, khi dùng thủy ngân: \(p=d_{Hg}.h_{Hg}\) (1)

Nếu không dùng thủy ngân mà dùng nước thì: \(p=d_n.h_n\) (2)

Trong đó: \(d_n\) là trọng lượng riêng của nước và \(h_n\) là chiều cao của cột nước.

Từ (1) và (2), suy ra cột nước trong ống có độ cao:

\(h_n=\dfrac{d_{Hg}}{d_n}.h_{Hg}=\dfrac{136000}{10000}.0,76=10,336\left(m\right)\)

Như vậy, áp suất khí quyển bằng áp suất của một cột nước cao hơn 10m!

Nên phải dùng thủy ngân thay cho nước


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
slyn
Xem chi tiết
Mai Phương Ngoc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Như Anh
Xem chi tiết
Bách Bách
Xem chi tiết
Su Su
Xem chi tiết
tao là trùm
Xem chi tiết
Đặng Thị Kim Liên
Xem chi tiết