* Hoàn cảnh
Hoàn cảnh:
Hiệp ước Nhâm Tuất hay còn gọi là hoà ước Nhâm Tuất là hiệp ước ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là Guttiere sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Đây là hiệp ước đầu tiên của triều Nguyễn ký với nước ngoài và mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Sau khi ký, Phan Thanh Giản bị cách chức, còn Lâm Duy Hiệp bị truy tước phẩm hàm.
Nguyên nhân khiến triều đình phải ký kết hiệp ước là bởi lúc đó ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường, đánh phá ở mặt Quảng Yên và Hải Dương rất nguy cấp, lại có Nguyễn Văn Thịnh, tục gọi là Cai Tổng Vàng, quấy nhiễu ở Bắc Ninh mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình do lo ngại bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định giảng hòa.
Trước những tranh cãi về vấn đề đối phó với quân Pháp, vua Tự Đức đã nói:
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.