cục nước đá có nhiệt độ là 0\(^0\)C. Mà nước có sự dãn nở vì nhiệt rất đặc biệt, ở 0\(^0\)C nước có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước bình thường. Vậy nên khi thả cục nước đá vào nước thì cục nước đá sẽ nổi lên mặt nước.
Nhớ tick cho mình với!!!
Nước được tạo thành bởi 1 nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử hiđro bằng liên kết cộng hóa trị và liên kết này bị kéo lệch về phía nguyên tử oxy khiến cho nước bị phân cực (mang điện dương ở khu vực gần nguyên tử hiđro và mang điện âm ở khu vực gần nguyên tử oxy).Chú ý liên kết này tạo thành một góc 104 độ 5 phút. Chính vì vậy nước có khả năng liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện (liên kết hiđro) giữa O của phân tử này với H của phân tử kia. Nếu 2 nguyên tử này liên kết nằm trên 1 đường thẳng thì lực liên kết là mạnh nhất, còn nếu ko thẳng hàng thì liên kết vẫn tồn tại nhưng với lực yếu hơn.
Trong nước đá, các liên kết đều ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết phải là mạnh nhất, chính vì vậy các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng: các phân tử nước liên kết với nhau một cách tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy là nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.
Chất liệu "nước" và "gang" có một tính chất đặc biệt là: Trong một khoảng nhất định thì nhiệt độ giảm nhưng thể tích của nó lại tăng lên! Chính đặc tính này làm cho "nước đá" có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Vì vậy nước đá trong cốc nước nổi lên trên.
Các phép đo chính xác cho thấy 100 cm3 nước sẽ cho ra 109 cm3 nước đá. Chính điều này đã làm cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn nước và làm nước đá nổi lên trên mặt nước.