Bài 22. Nhiệt kế - Nhiệt giai

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chipi My

Tại sao khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày dễ bị vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng???

Giúp mk vs, nhanh nha, mk tick ngayyeu

Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 3 2017 lúc 16:52

Khi nóng thì vật chất nở ra.Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì hầu hết mặt trong và mặt ngoài thành li giãn nở đồng đều nên không bị nứt.còn cốc thủy tinh dày thì mặt trong và ngoài thành li giãn nở không đồng đều nên nó bị nứt.

Nguyễn Ngọc Minh Châu
16 tháng 3 2017 lúc 17:04

Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy, lớp thuỷ tinh ở phần trong cốc sẽ dãn nở khi tăng nhiệt độ, trong khi lớp thuỷ tinh ở phần ngoài cốc chưa kịp dãn nở, do đó gây ra lực làm vỡ cốc.

Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng thì lớp thuỷ tinh ở phần trong, ngoài dãn nở cùng một lúc nên cốc không vỡ.

Kayoko
16 tháng 3 2017 lúc 17:06

Khi đổ nước vào cốc thủy tinh dày thì thành trong của cốc nóng lên và nở ra trước. Trong khi đó, thành ngoài của cốc còn chưa kịp nở ra nên trở thành vật cản cho sự giãn nở vì nhiệt của thành trong khiến cốc bị vỡ. Còn khi đổ nước vào cốc thủy tinh mỏng thì thành trong và thành ngoài của cốc nóng lên và nở ra gần như cùng một lúc nên thành ngoài sẽ không cốc trở thành vật cản cho sự giãn nở vì nhiệt của thành trong và cốc sẽ không vỡ

Huy Tran
17 tháng 3 2017 lúc 9:17

- khi rót nước nóng thì phần trong của thành cốc nở ra trước, nhưng phần thành bên ngoài cốc chưa nở kịp nên gây ra sự giản nở chưa đồng đều ở bên trong và bên ngoài cốc gây ra lực lớn và làm vỡ cốc

- khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì phần bên trong và bên ngoài thành cốc dãn nở cùng một lúc nên sẽ không vỡ

Nguyễn Lưu Vũ Quang
20 tháng 3 2017 lúc 20:52

- Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, lớp thủy tinh ở phần trong cốc sẽ dãn nở ra do tăng nhiệt độ, trong khi lớp thủy tinh ngoài của cốc chưa kịp dãn nở. Do đó gây ra lực làm vỡ cốc.

- Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh dãn nở ở phần trong và phần ngoài dãn nở đồng thời nên cốc không vỡ.

Huong San
7 tháng 5 2018 lúc 16:08

Khi đổ nước vào cốc thủy tinh dày thì thành trong của cốc nóng lên và nở ra trước. Trong khi đó, thành ngoài của cốc còn chưa kịp nở ra nên trở thành vật cản cho sự giãn nở vì nhiệt của thành trong khiến cốc bị vỡ. Còn khi đổ nước vào cốc thủy tinh mỏng thì thành trong và thành ngoài của cốc nóng lên và nở ra gần như cùng một lúc nên thành ngoài sẽ không cốc trở thành vật cản cho sự giãn nở vì nhiệt của thành trong và cốc sẽ không vỡ

Dương Quang Huy
7 tháng 5 2018 lúc 21:49

Khi đổ nước vào cốc thủy tinh dày thì thành trong của cốc nóng lên và nở ra trước. Trong khi đó, thành ngoài của cốc còn chưa kịp nở ra nên trở thành vật cản cho sự giãn nở vì nhiệt của thành trong khiến cho cốc bị vỡ. Còn khi đổ nước vào cốc thủy tinh mỏng thì thành trong và thành ngoài của cốc nóng lên và nở ra gần như cùng một lúc nên thành ngoài sẽ không cốc trở thành vật cản cho sự giãn nở vì nhiệt của thành trong và cốc sẽ không vỡ.

Nếu mọi người thấy đúng thì tick cho minh nhé!Thanksvui


Các câu hỏi tương tự
Mai Mèo
Xem chi tiết
o(* ̄▽ ̄*)ブTrang
Xem chi tiết
Nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Trương Trần Ngọc Hân
Xem chi tiết
Mai Mèo
Xem chi tiết
Bạch Khánh Linh
Xem chi tiết
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Trang Le
Xem chi tiết
Vũ Hải Đường
Xem chi tiết