Sinh học 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hoàng Ngọc Ánh
Tại sao cùng nhiệt độ không khí là 38 độ C nhưng có ngày ta không cảm thấy quá nóng nhưng có ngày ta lại cảm thấy vô cùng nóng bức?
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
11 tháng 4 2017 lúc 21:59

Mùa hè ngoài trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao làm cho thân nhiệt của cơ thể người có xu hướng tăng lên. Nhưng do cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể đã giúp giữ thân nhiệt của cơ thể luôn ổn định. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể phản ứng bằng cách giảm hoạt động dị hóa tạo năng lượng (chỉ tạo năng lượng cho các hoạt động sống chủ yếu và theo ý muốn, hạn chế năng lượng cho tạo nhiệt). Ngoài ra các mao mạch dưới da mở rộng hơn, máu lưu thông chậm hơn để nước từ máu thoát ra, lỗ chân lông cũng mở lớn tạo điều kiện cho việc tản nhiệt giúp làm giảm nhiệt độ để cân bằng thân nhiệt. Nếu thân nhiệt người lên cao mà các hoạt động thoát nhiệt của cơ thể không đáp ứng được (hay gặp sau khi đi nắng) thì cơ thể sẽ bắt đầu sốt (hay cảm nắng) khiến cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường độ hoạt động dị hóa tạo năng lượng và nhiệt, dẫn đến cơ thể cảm thấy mệt mỏi (hay báo động giả). Khi trời nóng ta sẽ chóng khát nước vì nước của cơ thể mau chóng được đưa ra ngoài để bốc hơi (như bạn biết rằng muốn nước từ thể lỏng chuyển sang thể hơi thì cần phải cung cấp một nhiệt lượng nhất định đúng không nè), và khi nước trên da hóa hơi, nó sẽ mang theo nhiệt trên cơ thể làm ta bớt nóng. Cũng như thế mà khi trời oi bức (tức lượng hơi nước trong không khí quá cao – trên 90% - thường thấy khi trời sắp mưa) thì hơi nước trên da khó bốc hơi để tản nhiệt bớt thì ta cảm thấy rất nóng, bực bội, khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến cảm nắng đấy bạn ạ.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
11 tháng 4 2017 lúc 22:04

Mùa hè ngoài trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao làm cho thân nhiệt của cơ thể người có xu hướng tăng lên. Nhưng do cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể đã giúp giữ thân nhiệt của cơ thể luôn ổn định. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể phản ứng bằng cách giảm hoạt động dị hóa tạo năng lượng (chỉ tạo năng lượng cho các hoạt động sống chủ yếu và theo ý muốn, hạn chế năng lượng cho tạo nhiệt). Ngoài ra các mao mạch dưới da mở rộng hơn, máu lưu thông chậm hơn để nước từ máu thoát ra, lỗ chân lông cũng mở lớn tạo điều kiện cho việc tản nhiệt giúp làm giảm nhiệt độ để cân bằng thân nhiệt. Nếu thân nhiệt người lên cao mà các hoạt động thoát nhiệt của cơ thể không đáp ứng được (hay gặp sau khi đi nắng) thì cơ thể sẽ bắt đầu sốt (hay cảm nắng) khiến cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng cường độ hoạt động dị hóa tạo năng lượng và nhiệt, dẫn đến cơ thể cảm thấy mệt mỏi (hay báo động giả). Khi trời nóng ta sẽ chóng khát nước vì nước của cơ thể mau chóng được đưa ra ngoài để bốc hơi (như bạn biết rằng muốn nước từ thể lỏng chuyển sang thể hơi thì cần phải cung cấp một nhiệt lượng nhất định đúng không nè), và khi nước trên da hóa hơi, nó sẽ mang theo nhiệt trên cơ thể làm ta bớt nóng. Cũng như thế mà khi trời oi bức (tức lượng hơi nước trong không khí quá cao – trên 90% - thường thấy khi trời sắp mưa) thì hơi nước trên da khó bốc hơi để tản nhiệt bớt thì ta cảm thấy rất nóng, bực bội, khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến cảm nắng đấy bạn ạ.

Phạm Văn An
12 tháng 4 2017 lúc 8:21

Đó là do độ ẩm trong không khí cụ thể:

+Khi độ ẩm không khí cao thì mồ hôi khi thoát ra sẽ không thoát được làm bịt kín các lỗ chân lông gây cảm giác bí bức khó chịu

+Khi độ ẩm không khí thấp thì mồ hôi bị thải sẽ bay hơi nên cơ thể cảm thấy thông thoáng mát mẻ.


Các câu hỏi tương tự
Quoc Phan
Xem chi tiết
Trần Quốc Lộc
Xem chi tiết
Mặt Trời Và Mặt Trăng
Xem chi tiết
ngo thi hoa
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Ây zazz....zzz
Xem chi tiết
Ngô Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
anhnguyen252003
Xem chi tiết
Phạm Văn An
Xem chi tiết