*Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là:
+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông )
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...)
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...)
- Năm 1990 mức tăng trưởng bình quân của thế giới ở mức 3-4%, qua bảng trên chúng ta thấy được tốc độ tăng trưởng của các nước Đông Nam Á trong thời gian này là khá cao.
- Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: Phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, chuyển đổi cơ cấu chậm, vay nhiều vốn không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,...
- Những năm 1997-1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước trong khu vực: Mức tăng trưởng giảm( In-đô, Thái Lan, Ma-lai). Riêng Việt Nam mức tăng trưởng không ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế của chúng ta chưa quan hệ rộng với bên ngoài nên chịu tác động ở mức độ hạn chế hơn.
Vì vậy có thể nói nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh xong chưa vững chắc.
_ Kinh tế của các nước này dễ bị tác động ở bên ngoài
_Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức
_Đầu thế kỉ XX, hầu như tất cả các nước ĐNA đều lạc hậu, nông nghiệp và công nghiệp phát triển mấy
_Tuy không quá nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế ở ĐNA nhưng hầu hết chúng đều gây chấn động mạnh và ảnh hương tới các nước xung quanh
_Kinh doanh ồ ạt không quy mô
_tỷ trọng nhập siêu vô cùng lớn