Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là:
+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông )
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...)
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...)
* Nói sự tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh xong chưa vững chắc thể hiện qua việc phân tích bảng số liêu sau:
Bảng: Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á
( % GDP tăng so với năm trước )
- Năm 1990 mức tăng trưởng bình quân của thế giới ở mức 3-4%, qua bảng trên chúng ta thấy được tốc độ tăng trưởng của các nước Đông Nam Á trong thời gian này là khá cao.
- Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: Phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, chuyển đổi cơ cấu chậm, vay nhiều vốn không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,...
- Những năm 1997-1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước trong khu vực: Mức tăng trưởng giảm( In-đô, Thái Lan, Ma-lai). Riêng Việt Nam mức tăng trưởng không ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế của chúng ta chưa quan hệ rộng với bên ngoài nên chịu tác động ở mức độ hạn chế hơn.
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.
Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.