Minh quen chua viet cau hoi : Em hay giai thich ve nhan xet tren
* Gợi ý:
''Ông đồ là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn'' - đó là một nhận xét đúng. Từ đầu thế kỉ XX, nền Hán học và chữ Nho ngày càng mất vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Nếu trước kia hình ảnh ông đồ, thầy đồ ăn sâu trong tiềm thức văn hóa con người đất Việt thỳ ngày nay, từ chỗ là nhân vật trung tâm của đời sống, được mọi người tôn vinh bỗng lạc lõng, bị buông bỏ tự bao giờ.Trước luồng gió Âu hóa ạt ào thắng thế, ông đồ bỗng dưng vắng bóng. Những con người ấy chỉ còn là ''cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn'. Một lớp người ''cũ'' của một thời tàn bị thất thế.
"Ông đồ là cái di tích tiều tụy đáng thương cảu một thời tàn " vì hình ảnh ông đồ được xây dựng là lớp người tri thức học chữ hán và nhôm từng rất được coi trọng trong mắt của hầu hết những người của những thế kỷ trước,ông đồ là hình ảnh một lớp tri thức phong lưu và được trọng vọng . Nhưng cái gì cũng có thời tàn , từ chỗ người được coi trọng thành những người đáng thương không được ai mảy may để ý và đến khi dần dần biến mất lụi tàn đã để lại một dấu chấm hết cho cái thời vinh quang và nét đẹp trong văn hóa của con người việt nam.Ông đồ đáng thương lại càng đáng thương khi chữ nhôm , chữ hán không được coi trọng khi mà mọi người đang theo tây học ,học theo chữ nhôm chứ pháp để mong có cơ hội đổi đời , thoát nghèo túng ,khổ cực để lại bóng lưng ông đồ cơ độc trong cái tết lạnh lẽo mà đáng lẽ ra phải đông vui nhộn nhịp tất nập những người xin chữ...Quả đúng như lời Vũ Đình Liên nhận xét , ông đồ chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho lớp người xã hội cũ bị cho là quê mùa bị xã hội ruồng bỏ chỉ còn cái gì đấy là di tích của một thời tàn trong tiềm thức của mọi người...Ôi ! Nói đến mà lại thương !!!.