Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Huỳnhh

Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX có phải trách nhiệm hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn không?Vì sao?

Trịnh Long
14 tháng 1 2020 lúc 20:39

Vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang lún sâu vào con đường khủng hoảng suy vong trầm trọng. Chính sách khắc nghiệt và sai lầm của triều Nguyễn về kinh tế - tài chính đã làm cho nông nghiệp trong nước ngày càng tiêu điều, xơ xác. Nông nghiệp sa sút, kéo theo luôn sự suy thoái rõ rệt của các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân. Còn công nghiệp cũng ngày càng lụi tàn vì các quy định ngặt nghèo như các chế độ công tượng mang tính chất cưỡng bức lao động, đánh thuế sản vật rất nặng mang tính chất nô dịch v.v…

Thương nghiệp trong nước và với nước ngoài sút kém rõ rệt, riêng thuế cửa quan trước có 60 sở thu thì đến năm 1851 chỉ còn 21 sở. Một số cửa cảng trước kia buôn bán phồn thịnh, nay trở nên vắng vẻ. Trên cơ sở một nền kinh tế sa sút về các mặt như vậy, tài chính quốc gia ngày càng thêm kiệt quệ.

Trong hoàn cảnh đó, mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị với nhân dân cả nước - chủ yếu là nông dân - đã trở nên vô cùng gay gắt và đã được bộc lộ rõ một cách kịch liệt bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân xuyên suốt các đời vua nhà Nguyễn, kể từ đời vua đầu tiên Gia Long đến vua Tự Đức là ông vua được chứng kiến sự xâm lược của tư bản Pháp. Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã dồn mọi lực lượng quân sự trong tay vào việc bóp chết các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Chính trong quá trình tiến hành “tiễu phỉ” quyết liệt đó, mà lực lượng quân sự của triều đình suy yếu dần, đồng thời cũng hủy hoại mất khả năng kháng chiến to lớn trong nhân dân, và như vậy đã tạo điều kiện cho tư bản Pháp để thôn tính nước ta. Đó là chưa nói tới chính sách sai lầm của triều Nguyễn về đối ngoại. Một mặt ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng đang cùng chung số phận bị chủ nghĩa tư bản Pháp uy hiếp, làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân ngày thêm khánh kiệt; mặt khác đối với tư bản phương Tây đang gõ cửa đòi vào thì một mực bế quan tỏa cảng, tưởng rằng đó là phương sách hay nhất để tự cứu. Bên ngoài kẻ thù ráo riết dòm ngó trong khi bên trong lại rối loạn và suy yếu, hoàn cảnh đó chỉ có lợi cho kẻ thù.

Nguy cơ mất nước vào tay bè lũ thực dân Pháp ngày càng rõ, tình hình đó làm cho những người yêu nước và thức thời không thể có thái độ bàng quan, lạnh nhạt. Ngay cả một số quan lại triều đình - nhất là một số người có dịp đi ra nước ngoài công cán nên thấy rõ sức mạnh của văn minh thế giới - cũng phải lên tiếng, đề đạt với triều đình một số công việc cáp bách cần làm để nước giầu, dân mạnh thì mới có khả năng bảo vệ độc lập dân tộc. Phạm Phú Thứ trong phái đoàn ngoại giao của triều đình sang Pháp hồi đầu năm 1863 (II) đã ghi chép những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi và tại xứ người, khi về nước đã cho khắc in năm bộ sách giới thiệu nền văn minh của thế giới phương Tây.

Những bộ sách đó là:

• Bác vật tân biên (nói về khoa học);

• Khai môi yếu pháp (nói về khai mỏ);

• Hàng hải kim châm (nói về cách đi biển);

• Tùng chánh di qui (kinh nghiệm đi làm quan);

• Vạn quốc công pháp (giao thiệp quốc tế)

Tháng 5 năm 1863, Biện lý bộ Hình Trần Đình Túc tâu xin mộ dân khai khẩn ruộng đất hoang ở hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị; đến tháng 3 năm sau (1864), ông lại xin cho mộ dân, lập xã, lập ấp để rồi nhận phần khai khẩn ruộng hoang tại xã Lương Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Ngành khai mỏ cũng được đặc biệt chú ý. Tháng 3-1867, cũng Trần Đình Túc xin khai mỏ sắt ở xã Lưu Biểu, thuộc huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Sau đó, hoạt động khai mỏ được đẩy mạnh ở nhiều địa phương, có lúc do chính triều đình chủ động quyết định. Như tháng 3 năm 1868, ra lệnh cho các tỉnh khai thác than đá ở hai xã Sa Lung và Phú Xuân thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; tháng 4 năm đó, đào lấy than đá ở núi Tân Sơn, tỉnh Quảng Yên. Tháng 6-1868, vua Tự Đức chỉ thị cho tỉnh Khánh Hoà đào lấy than đá ở núi Điện Cơ; tháng 7 năm đó khai mỏ sắt Phổ Lý ở tỉnh Thái Nguyên, mỏ than ở núi Hoàn Ngọc tỉnh Quảng Yên v.v…). Chỉ có thế thấy được ý nghĩa quan trọng của các hoạt động dồn dập trên khi liên hệ tới tình hình bi đát của ngành khai thác mỏ lúc đó, đến đầu đời Tự Đức, nhiều mỏ đã đình lại không khai thác.

Thương nghiệp cũng có những đổi mới đáng kể.. Biện lý bộ Hộ là Đặng Huy Trứ năm 1865 được phái sang Hương Cảng công tác lúc về đã xin đặt ty Bình chuẩn sứ để thu mua hàng hoá cất vào kho, chờ khi giá cả lên cao thì đưa ra bán rẻ cho dân để giữ giá cả thăng bằng, ngăn ngừa con buôn đầu cơ trục lợi (5-1866).

Căn cứ vào lời tâu của Đặng Huy Trứ tuy vẫn cho rằng “việc buôn bán là nghề mạt, nhưng lại khẳng định là ích nước lợi dân, là việc lớn của triều đình”, cũng thấy sự thay đổi về tư duy trong hoạt động kinh tế lúc bấy giờ của vua quan triều Nguyễn. Đặc biệt là có hàng loạt đề nghị mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài, một việc làm hoàn toàn đối lập với chính sách “bế quan toả cảng” truyền thống của chế độ phong kiến tập quyền. Tháng 9-1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đi giao hiếu với nước Anh từ Hương Cảng về đã tâu xin vua Tự Đức mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), nhấn mạnh tới yêu cầu “mở thương điểm thông thương với bên ngoài, chiêu tập nhân dân trong thiên hạ, tụ hội hàng ngoài thiên hạ để tính cách lợi ích lâu dài sau này”. Đến tháng 1-1873, lúc này toàn Nam Kỳ đã bị tư bản Pháp nuốt gọn từ 6 năm về trước - các quan ở Nha Thương Bạc cũng xin mở 3 cửa biển để thông thương (như tụ dân ở bở biển thì tăng cường lực lượng phòng thủ đất nước; tập trung các nơi buôn bán gần biển thì liên lạc và tiếp ứng với nhau dễ, có khả năng ngăn ngừa giặc biển, đội thuỷ quân chiến thuyền của vùng biển có thể bảo vệ đội thuyền vận tải khi có giặc biển; tích tụ của cải trong dân, bố trí binh lính ngay trong những người làm nghề buôn bán để sẵn sàng đối phó khi có giặc; đẩy mạnh buôn bán với nhau sẽ làm cho tin tưởng lẫn nhau, qua đó thông hiểu được tình hình nước ngoài.

Về khoa học giáo dục, cũng đã có những nhận thức mới. Vua Tự Đức ra lệnh chọn 8 người có sức khoẻ, thông minh, siêng năng đi học nghề chế tạo đầu máy chạy biển.

Tháng 7-1867, nhà vua chỉ thị cho Viện Cơ Mật dịch các sách khoa học kỹ thuật phương Tây ra chữ Hán để tiện phổ biến trong nhân dân. Tháng 5-1868, triều đình lại cử một đoàn 8 người vào Gia Định học chữ Pháp. Như vậy là tới những năm của nửa sau thế XIX, yêu cầu đổi mới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đã được đặt ra với Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn to lớn của đất nước, yêu cầu đó cấp thiết và mạnh mẽ đến nỗi ngay cả vua quan triều Nguyễn vốn bảo thủ và trì trệ cũng không thể không nhận thấy, và trong một phạm vi nhấn định đã có những việc làm nhằm giải quyết các khó khăn to lớn đó để đưa đất nước thoát cơn nghuy khốn. Nhưng kiểm điểm lại, tất cả các việc đó còn rụt rè, có tính chất thăm dò, và thường là để đối phó với thời cuộc nên thiếu kiên trì và thiếu triệt để, thường khi bị bỏ dở, nhất là khi các đề xuất đổi mới lại cho các giáo sĩ hay các giáo dân - những người mà triều đình dè bỉu gọi là “dĩu dân” - đưa ra thì vua Tự Đức và các quan lại trong triều ngoài địa phương thường đem lòng nghi ngờ, lo ngại vì đã nhập cục một cách sai lầm họ với bè lũ thực dân tay sai.

Vì vậy có khi do tình thế bức bách phải dùng họ thì cũng dùng nửa vời và sẵn sàng bỏ rơi họ nửa chừng. Cuối tháng 9-1866, Tự Đức phái Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Điền (cả hai người đều là giáo dân) cùng đi với giám mục Gauthier (Ngô Gia Hiệu) sang Pháp mua tầu, máy móc, sách khoa học kỹ thuật… Chuyến đi đó có mua được một số hàng hoá, nhưng căn cứ vào bức thư viết tháng 12 năm đó của Thượng thư bộ Lễ triều đình Huế gửi vào Sài Gòn cho phó đô đốc De La Grandière, thống soái và tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, thì thấy rõ việc mua bán rất tuỳ tiện, không có kế hoạch cụ thể, thích gì mua nấy nên lợi ích mang lại rất hạn chế, như đã mua một số máy móc thiên văn, máy điện thoại, các dụng cụ cho nghề in, các loại axit sun fu rich, ni tơ rích v.v… và một số sách nói về thuật hàng hải, về điện khí, v.v… Đó là không nói rằng trong rất nhiều trường hợp đã tìm mọi cớ khó khăn để cự tuyệt các đề nghị đưa lên, và phổ biến nhất là bỏ rơi trong im lặng.

Từ năm 1863 đến năm 1871, trong vòng 8 năm rưỡi, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình tới 30 điều trần, đề cập một cách có hệ thống tới hàng loạt vấn đề cấp thiết nhất của Tổ quốc đứng trước nguy cơ mất còn ngày một ngày hai sẽ tới. Thế mà trước sau tất cả các đề nghị đó - những bản đề nghị có thể nói được viết bằng máu và nước mắt, bản đề nghị cuối cùng được Nguyễn Trường Tộ viết ngay trên giường bệnh, khi tử thần đang chờ ngoài cửa - đều vấp phải sự thờ ơ, lãnh đạm từ vua Tự Đức xuống tới các quan lại trong triều ngoài nội. Thậm chí trước thái độ kiên trì của Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức có lần nổi nóng, đã có lời quở trách vừa chủ quan, vừa thiển cận: “Nguyễn Trường Tộ qua tin ở các điều y đề nghị… Tại sao lại thúc giục nhiều đến thế, khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi”.

Đến Nguyễn Trường Tộ là một người nổi tiếng học giỏi, từng có cơ hội đi ra nước ngoài tham gia học hỏi, lại được giới chính trị và giáo hội Thiên chúa muốn dùng, thế mà còn bị Tự Đức và triều đình coi thường, xem khinh như vậy, thì việc cự tuyệt những đề nghị của một giáo dân bình thường là Đinh Văn Điền ở huyện Yên Mô (Ninh Bình) như đặt nha Dinh điền để khai khẩn ruộng hoang, khai các mỏ, đóng hỏa thuyền, đưa vào người phương Tây để lập các kho Bình chuẩn ở các nước để lưu thông hàng hóa, của cải cho nhân dân, tự do dạy và học binh thư, thưởng phạt nghiêm minh, có chính sách thích hợp với thương binh và gia đình tử sĩ v.v…cũng là điều tất nhiên mà thôi! Lúc còn có thời gian để đổi mới mà không biết chớp lấy thời cơ cũng là thất bại, huống chi đến lúc đã quá muộn, kẻ thù đã buộc chân, trói tay rồi thì còn hy vọng gì nữa!

Cho nên đến hai bản “Thời vụ sách” của Nguyễn Lộ Trạch ra đời vào các năm 1877 và 1882 - lúc này hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã được ký kết xác nhận quyền chiếm đóng lâu dài và vĩnh viễn của thực dân Pháp trên toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ - thì chỉ có ý nghĩa nói lên tấm lòng yêu nước nhiệt thành của người trí thức khao khát muốn đem những điều sở đắc của mình ra giúp nước, nhưng đã thấy trước sự thất bại. Chính Nguyễn Lộ Trạch đã đau đớn nhận rõ: “Đại thế ngày nay không còn là đại thế như ngày trước. Ngày trước còn có thể làm mà không làm, ngày nay muốn làm mà không còn thì giờ và làm không kịp...”.

Thế mà Tự Đức vẫn thường trách là “ngôn hà quá cao” (nói sao quá cao), rồi đình việc cử ông sang Hương Cảng học cơ sảo. Sẽ là thiếu sót khi đề cập tới các đề nghị cải cách đổi mới dưới triều Nguyễn mà không nhắc tới Bùi Viện, một con người kết hợp khá chặt chẽ tư duy đổi mới với hành động, và đã được Tự Đức dùng vào một số công việc cụ thể như thành lập độ Tuần dương quân bảo vệ mặt bờ biển, mở cửa cảng Hải Phòng, hai lần đi sứ sang Hương Cảng và nước Mỹ vào các năm 1873 và 1875, nhưng công việc đã bị dang dở với cái chết đột ngột năm 1878. Như vậy là đến nửa cuối thế kỷ XIX thì tất cả những đề nghị đổ mới lớn nhỏ, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh ở Việt Nam đều nối tiếp nhau thất bại. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các đề nghị đối mới đó.

Một phần là do các đề nghị đó, kể cả các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ - nói chung đều nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong. Mặt khác nội dung của các điều trần trên không hề đả động gì đến yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam hồi đó là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp xâm lược và giữa nhân dân lao động - chủ yếu là nông dân - với giai cấp phong kiến hủ bại đang trượt dài trên con đường khuất phục đầu hàng thực dân Pháp.

Vì vậy đã không được chính ngay nhân dân đang sục sôi bầu nhiệt huyết đánh giặc cứu nước nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái đứng ra làm hậu thuẫn, khả dĩ tạo thành một sức ép đáng kể đối với giới cầm quyền, buộc họ phải nghiêm chỉnh thực hiện. Nhưng nguyên nhân quan trọng quan trọng nhất - có thể nói là chủ yếu - làm cho các đề nghị đổi mới thời đó thất bại là do thái độ bảo thủ, phản động của vua quan triều đình, tuy có lúc do tình thế thúc bách nên có chủ trương một vài đổi mới về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục..., nhưng về cơ bản thì trong tư tưởng, cũng như trong cơ cấu chính trị vẫn không hề thay đổi, nên không bảo đảm cho việc đổi mới được thực hiện triệt để, trót lọt, thường là nửa chừng bị bỏ dở.

Công cuộc đổi mới nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam vì các hạn chế ngặt nghèo trên nhất là thiếu sự tham gia của đông đảo quần chúng - nên cũng chỉ giới hạn trong một số người, một bộ phận nhỏ bên trên mà thôi, chỉ là một xu hướng mới trong phong trào yêu nước nói chung của nhân dân ta hồi đó. Cứ tiếp nối đà phát triển đó, bước sang những năm đầu thế kỷ XX, trong những điều kiện lịch sử khác trước, yêu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết hơn và được thể hiện qua hai xu hướng bạo động và cải cách song song tồn tại và phát triển. Nhưng cũng phải đợi tới cuộc vận động duy tân tiến tới những cuộc đấu tranh chống thuế năm 1908 với sự tham gia đông đảo của quần chúng nông dân miền Trung - hay ở mức độ thấp hơn là Đông Kinh nghĩa thục ngoài Bắc - thì mới thật sự trở thành một phong trào đổi mới có vị trí xứng đáng và ảnh hưởng to lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng lâu dài và anh hùng của dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
14 tháng 1 2020 lúc 20:51

Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX có phải trách nhiệm hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn không?Vì sao?

Trả lời:

Có vì:

+Khi các phong trào yêu nước nổi lên thì triều đình lại đàn áp=>Các phong trào này không thể phát triển.

+Khi đề nghị canh tân đất nước thì triều đình cho dẹp và bảo thủ với việc làm của mình

+Nhượng bộ cho thực dân Pháp

+Dù thực dân Pháp có số lượng yếu lúc đầu xâm lược(trận Chí Hòa) nhưng triều đình phản kháng yếu ớt rồi tan dã =>không quyết liệt khi chống xâm lược,lơ là với việc nước.

=>Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX có phải trách nhiệm hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn .

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Duy Khang
14 tháng 1 2020 lúc 22:05

Có .Vì:

+Khi các phong trào yêu nước nổi lên thì triều đình lại đàn áp=>Các phong trào này không thể phát triển.

+Khi đề nghị canh tân đất nước thì triều đình cho dẹp và bảo thủ với việc làm của mình

+Nhượng bộ cho thực dân Pháp

+Dù thực dân Pháp có số lượng yếu lúc đầu xâm lược(trận Chí Hòa) nhưng triều đình phản kháng yếu ớt rồi tan dã =>không quyết liệt khi chống xâm lược,lơ là với việc nước.

=>Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX có phải trách nhiệm hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn .

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
14 tháng 1 2020 lúc 23:16

Đây là một câu hỏi hay, tuy nhiên còn nhiều tranh luận, các em hãy cố gắng đưa ra quan điểm của mình và cần chứng minh quan điểm của mình nhé:

Ý kiến của cô là nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX tuy nhiên trách nhiệm này không hoàn toàn:

* Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, triều đình dưới danh nghĩa vua Hàm Nghi ít nhiều đã thể hiện được trách nhiệm của mình. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp đặc biệt.

Nhìn chung

* Trách nhiệm của nhà Nguyễn:

- Hàng giặc (3 bản Hiệp ước).

- Cùng Pháp đàn áp nhân dân kháng chiến.

- Không hỗ trợ nhân dân kháng chiến, thậm chí kêu gọi nhân dân ngừng đấu tranh.

* Thất bại các cuộc khởi nghĩa là khách quan:

- Hệ tư tưởng lỗi thời.

- Vũ khí thô sơ lạc hậu.

- Trình độ tổ chức không có.

Trên đây là một dàn ý của cô, các em hãy tham gia tranh luận, phản biện nhé, đây là một câu hỏi rất hay

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
nhannhan
Xem chi tiết
Yến Nguyễn Thị Xuân
Xem chi tiết
nhannhan
Xem chi tiết
Đức Phạm Anh
Xem chi tiết
bảo ngọc
Xem chi tiết
Trần Hạ Anh
Xem chi tiết
ngan nguyen
Xem chi tiết
minh
Xem chi tiết