Khác ở chỗ định nghĩ về 1 đất nước toàn diện:
+Ở Nam quốc sơn hà: Mới chỉ có vua và lãnh thổ, khẳng định chủ quyền chưa toàn diện
+Ở bài còn lại cụ thể hơn và còn nêu ra giải pháp
Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.
Nhưng cái cốt ở 2 bài vẫn là:Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.
Tham khảo:
Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh là hai bài thơ nổi tiếng dân tộc được nhiều người biết đến. Tuy viết cách nhau một khoảng thời gian khá dài nhưng hai bài thơ vẫn có nhiều nét tương đồng đặc biệt là về nội dung.
Sông núi nước Nam được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.
“ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở”
Lời thơ đanh thép, lần đầu tiên trong lịch sử nêu lên chủ quyền của dân tộc . Sông núi nước Nam là của vua Nam ở, của người dân nước Nam. Những điều ấy đã được ghi rõ trong “sách trời”, là sự thật đã được thừa nhận . Khẳng định chủ quyền ấy cũng đồng nghĩa nêu lên tinh thần quyết tâm cao độ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ấy. Ranh giới đã phân chia rõ ràng là thế nếu giặc dữ vẫn mang trong mình âm mưu xâm chiếm phạm vào lãnh thổ nước Nam thì nhất định sẽ bại vong,tan vỡ.
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”
Nếu Sông núi nước Nam là một bản tuyên ngôn độc lập sơ khai đầu tiên thì Phò giá về kinh lại là một “Khúc ca khải hoàn” khúc ca của niềm vui với chiến thắng vang dội Chương Dương- Hàm Tử.Những câu thơ vang lên đầy khí thế mạnh mẽ của chiến thắng,của một quân đội hưng thịnh mang trong mình thế chủ động.
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.”
“Cướp” rồi “ Bắt” những động từ mạnh được sử dụng thể hiện sức mạnh, thể hiện lòng yêu dân tộc mà ở đây biểu hiện qua việc quyết tâm chống giặc dữ bảo vệ giang san bờ cõi vẹn toàn. Tuy nhiên,tác giả của bài thơ – Thượng tướng Trần Quang Khải không hề vì niềm vui chiến thắng mà quên đi rằng nhiệm vụ bảo vệ đất nước vẫn chưa thực sự hoàn thành khi giặc dữ vẫn lăm le ngoài bờ cõi. Dân tộc vẫn cần gắng sức rất nhiều. Hiện tại đã thái bình rồi thì nên gắng sức,dốc hết sức lực vào việc xây dựng non sông đất nước,củng cố rèn luyện binh quyền. Cả dân tộc gắng sức như vậy thì “ non nước “ sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian.Lời nhắc nhở ấy hay cũng là niềm tin,khát khao về một dân tộc trường tồn thái bình mãi mãi.Cả dân tộc cùng đoàn kết thì không sợ không bảo vệ,xây dựng được Tổ quốc.Sức mạnh của toàn dân tộc luôn luôn lớn và đánh tan được.mọi khó khăn của dân tộc ấy.Bài thơ vang lên một lần nữa nhắc nhở dân tộc ta về điều này…
Hai bài thơ viết ở hai thời điểm khác nhau,với hai thể thơ khác nhau,Sông núi nước Nam là thể thất ngôn tứ tuyệt còn Phò giá về kinh là ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng vẫn cùng chung trong những năm tháng trường kì dấu tranh bảo vệ Tổ quốc nên vẫn mang nhiều những nét tương đồng.Hai thể thơ khác nhau nhưng đều thuộc thể loại Đường luật với niêm luật chặt chẽ ý thơ rõ ràng,cách nói chắc chắn phù hợp với nội dung thể hiện trong hai bài. Về nội dung, cả hai đều thể hiện khí phách bản lĩnh của một dân tộc anh hùng dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ bờ cõi. Nêu cao những chân lí ngàn đời,những chiến thắng hào hùng muôn đời nhớ mãi: Nước Nam là của người Nam,ai xâm phạm nhất định sẽ bị đánh bại. Khí thế Đông A ngút trời của thời Trần đem lại chiến thắng vang dội càng củng cố mạnh mẽ hơn việc phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin đất nước sẽ trường tồn mãi mãi. Hai bài nội dung cảm tưởng như bổ sung cho nhau, sông Núi nước Nam khẳng định chủ quyền với quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, từ quyết tâm ấy đem đến chiến thắng hào hùng viết nên “ khúc ca khải hoàn” vang vọng và rồi từ chiến thắng ấy ý thức xây dựng nên thái bình lâu dài và phát triển đất nước ngàn thu được đặt ra.
Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh được viết nên từ hai vị anh hùng lịch sử: Lý Thường Kiệt và Trần Quang Khải. Hai vị anh hùng đứng đầu dân tộc có công lao to lớn ở những chiến thắng quan trọng bảo vệ và xây dựng đất nước. Là người đứng đầu nên xuyên suốt hai bài thơ ý chí kiên cường bảo vệ độc lập được đặc biệt nhấn mạnh- Đây cũng là nội dung chính ở thơ ca thời đại này, chủ yếu nói về lòng yêu nước cùng với đó là khát vọng xây dựng non nước ngàn thu thái bình thịnh vượng.Qua 2 bài thơ ta càng hiểu rõ và thêm tự hào về lịch sử dân tộc những năm dựng nước và giữ nước. Qua đó có ý thức về trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước ở thời bình, cố gắng rèn luyện sống có ích có cống hiến cho đất nước ngày càng lớn mạnh ,trọn vẹn ước mơ thái bình thịnh vượng từ ngàn đời xưa của những vị anh hùng có công dựng nước. Công cuộc dựng nước và giữ nước gian khổ nhất cơ bản đã hoàn thành và hiện tại nhìn về qua khứ hào hùng như vậy thì chúng ta cần cố gắng hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh thịnh vượng.
Cụ thể ở đây : với Sông núi nước Nam là ý chí độc lập dân tộc, bảo toàn lãnh thổ quốc gia. Với Phò giá về kinh là niềm vui chiến thắng ngoại xâm, đón hai vua về lại kinh đô. Hai nội dung nhưng là một tư tưởng : độc lập dân tộc là trên hết