Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sunny

Viết một đoạn văn ( khoảng 6 đến 8 dòng) trình bày cảm nhận về: - Tinh thần yêu nước qua 2 bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”.

Trương Vũ Đình Hiếu
27 tháng 10 2021 lúc 18:44

Bài làm 1

     Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.

Bài làm 2

     Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Bài làm 3

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Nguồn: Sưu tầm


Các câu hỏi tương tự
nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Trịnh Lan Anh
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
An Dii
Xem chi tiết
Vinh Mr
Xem chi tiết
Lili
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết