Câu 1:
a. Bài thơ gồm bốn phần:
- Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả tả lại cảnh gió thu cướp mất lớp tranh của ngôi nhà.
- Phần 2 (khổ 2): kể lại cảnh trẻ con lấy nốt lớp tranh đã bị gió thổi tung.
- Phần 3 (khổ 3): tả lại nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa.
- Phần 4 (khổ 4): ước mơ cao cả của nhà thơ.
b. Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2 và khổ 4.
- Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.
- Gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức – giật – được - ức –mực – đặc – sắc – nát- đứt – trót) thể hiện sự ấm ức, dằn vặt, đau xót.- Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu – hoan – bàn) ba vần bằng liên hoàn nhau thể hiện sự vút lên của ước mơ.
Câu 2:
Câu 3: Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:
- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.
- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân tích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay sở làm sao.
- Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.
- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cẩ nhà run cầm cập.
- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói -> đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.
=> Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung đượ cả cảnh tượng.
Câu 4:
Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Bởi nó vẫn nói lên được nỗi thống khổ thực sự của con người trước sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như vẫn nói lên được sự âu lo của nhà thơ trước việc đời (lo lắng về nhân cách của lũ trẻ).
Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thế, nó còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ (khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng). Khổ thơ cuối chứa chan lòng vị tha nhân đạo. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.
Câu 1.
a. Bài thơ gồm có 2 phần :
- Phần đầu (gồm ba đoạn 1, 2, 3) kể và tả về hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả cùng gia đình về căn nhà bị gió thu tốc nát.
Phần này chia làm ba phần nhỏ :
+ Khổ 1: Tả cảnh gió cuốn mất các lớp tranh của căn nhà.
+ Khổ 2: Kể việc trẻ con lấy mất tranh.
+ Khổ 3: Nỗi khổ của tác giả và gia đình trong đêm mưa.
- Phần sau (khổ còn lại): Ước mơ cao cả của nhà thơ.
b. Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2 và khổ 4.
- Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.
- Gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức – giật – được - ức –mực – đặc – sắc – nát- đứt – trót) thể hiện sự ấm ức, dằn vặt, đau xót.
Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu – hoan – bàn) ba vần bằng liên hoàn nhau thể hiện sự vút lên của ước mơ.
Câu 2. Kẻ lại bảng sau và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí.
Phương thức biểu đạt |
Miêu tả |
Tự sự |
Biểu cảm trực tiếp |
Miêu tả kết hợp tự sự |
Miêu tả kết hợp biểu cảm |
Tự sự kết hợp biểu cảm |
Kết hợp cả 3 phương thức |
Phần đầu (3 khổ) |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
Phần sau (khổ cuối) |
X |
|
X |
|
X |
|
|
Nhận xét:
- Phần đầu (3 khổ 1, 2, 3) sử dụng phương thức biểu đạt.
- Phần sau (khổ cuối) chủ yếu dùng phương thức biểu cảm trực tiếp kết hợp miêu tả.
Câu 3. Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ.
- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tưởng thật kinh hoàng.
Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân tích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay sở làm sao.
- Nổi khổ vì thân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gậy lom khom, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.
- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cẩ nhà run cầm cập.
- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Vfa cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói - > đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.
= > Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung đượ cả cảnh tượng.
Câu 4.
- Nếu không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị của bài thơ sẽ giảm đi một nửa. Bài thơ chỉ có giá trị tự hiện thực mà không có giá trị nhân đạo. Nghĩa là người đọc chỉ thấy được nỗi khổ của nhà thơ mà không thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà thơ.
- Tình cảm của nhà thơ được thể hiện:
+ Vẻ đẹp của giấc mơ: có nhà rộng muôn gian, che khắp cho thiên hạ.
+ Vẻ đẹp của tấm lòng nhân ái: muốn người khác được hân hoan, sung sướng.
+ Vẻ đẹp của sự vị tha: nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến bản thân mình “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc diễn cảm hai phần cuối.
Muốn đọc diễn cảm được tốt, phải xác định được giọng đọc và cách ngắt nhịp cách lên bổng xuống trầm của từng câu một.
Giây lát / gió lặng / mây tối mực
Trời thu mịt mù / đêm đen sặc
Mền vải lâu năm / lạnh tựa sắt
Con nằm xấu nết /đạp lót nát
Đầu gường nhà dột / chẳng chừa đâu
(Đoạn này đọc cảm thông, đau xót, đọc chậm và ngắt theo nhịp)
Từ trải cơn loạn / ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át / sao cho trót
(Đọc giọng trầm ngâm, suy tư)
Ước được nhà rộng / muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ / kẻ sĩ nghèo / đều hân hoan
(Đọc giọng hân hoan, vui sướng)
Gió mưa chẳng núng / vững như bàn thạch!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ra nát / chịu chết rét / cũng được!
(Đọc giọng sâu lắng và chậm rãi)
Câu 2. Dùng tối đa là hai câu để nêu ý chính của đoạn văn sau đây bàn về “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
Đỗ Phủ không chỉ nói lên nỗi khổ của mình mà còn phanh phui hiện thực đen tối của xã hội đương thời. Trong khổ đau, tấm lòng của nhà thơ vẫn hướng về dân chúng nghèo khổ, vẫn lo lắng cho thường dân, vì vậy mà tên tuổi nhà thơ sống mãi.
Phương thức biểu đạt | Miêu tả | Tư sự | Biểu cảm trực tiếp | Miêu tả - tự sự | Miêu tả - biểu cảm | Tự sự – biểu cảm | Tự sự – miêu tả - biểu cảm |
Phần 1 | x | ||||||
Phần 2 | x | ||||||
Phần 3 | x | ||||||
Phần 4 | x |
theo mình thấy bạn cứ lên phần soạn bài của cộng đồng là xong ngay thôi mà