Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Phương Uyên

Soạn bài: "Bài ca Côn Sơn" và "Từ Hán Việt"

Vũ Minh Tuấn
11 tháng 10 2019 lúc 21:59

Bài ca Côn Sơn:

1. Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Trả lời:

Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát.

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

2. Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Trả lời:

Trong đoạn thơ có năm từ ta.

a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.

b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.

3. Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

Trả lời:

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trú: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.

4. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

5. Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Trả lời:

- Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

- Tác dụng:

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

Từ Hán Việt:

I. Đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt:

1. Các tiếng nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là:

- Nam: phương Nam

- quốc: nước

- sơn: núi

- hà: sông

Từ nam có thể dùng độc lập còn quốc, sơn, hà không dùng được.

2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ là một nghìn.

Thiên trong thiên đo là dời, di dời.

II. Từ ghép Hán Việt:

1. Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san là từ ghép đẳng lập vì:

Sơn hà: núi + sông

Xâm phạm: chiếm + lấn

Giang san: sông + núi

2.

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Trật tự của các yếu tố này có giống với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại.

b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Trật tự của của các yếu tố khác với trật tự từ ghép thuần Việt. Bởi yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Chúc bạn học tốt!

Bài ca Côn Sơn

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đoạn thơ có năm từ ta :

a. Nhân vật ta là nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.

c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, – 2 lần.

- Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Giống : xuất phát và thể hiện tình yêu thiên nhiên, sử dụng biện pháp so sánh.

- Khác : Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.

từ hán việt

Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nam quốc sơn hà : Nam (phương nam), quốc (nước), sơn (núi), (sông). Chỉ có tiếng “nam” là có khả năng đứng độc lập trong câu (ví dụ : anh ấy là người miền nam).

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã có nghĩa là “nghìn” (số lượng). thiên trong thiên đô có nghĩa là “dời” (di chuyển).

Từ ghép Hán Việt

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san đều là từ ghép đẳng lập.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau giống trật tự trong từ ghép thuần Việt.

b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước ngược so với trật tự từ ghép thuân Việt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

hoa1 : một bộ phận của cây

hoa2 : đẹp

phi1 : bay

phi2 : không

phi3 : vợ vua

tham1 : ham muốn một cách quá đáng

tham2 : dự phần, góp phần

gia1: nhà

gia2 : thêm

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- quốc : quốc gia, vương quốc, quốc kì,…

- sơn : giang sơn, sơn hà, sơn cước,…

- cư : di cư, cư dân, cư trú,…

- bại : bại tướng, đại bại, thất bại,…

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Chính trước phụ sau Chính sau phụ trước
hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ ghép Hán Việt :

- Phụ trước chính sau : cường quốc, tham chiến, cách mạng, nhập gia,…

- Chính trước phụ sau : tri thức, địa lí, gia sư, học viện, …

chúc bạn học tốt

tick nha

Diệu Huyền
12 tháng 10 2019 lúc 7:00

Côn sơn:
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đoạn thơ có năm từ ta :

a. Nhân vật ta là nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.

c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, – 2 lần.

- Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Giống : xuất phát và thể hiện tình yêu thiên nhiên, sử dụng biện pháp so sánh.

- Khác : Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn đức mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nho Ngoc Nghech
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Gấm Gấm
Xem chi tiết