Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thanh Thảo

So sánh từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (so sánh cấu tạo và ý nghĩa)

minh nguyet
7 tháng 7 2019 lúc 8:36

Tham khảo:

Điểm giống nhau:

Đều là các từ có liên hệ với nhau

Điểm khác nhau:

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

- Trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.

- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ra nó.

Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 7 2019 lúc 19:27

Đẳng lập: là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau.

Ví dụ: suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, sách vở, tàu xe, tàu thuyền.

Chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ví dụ: xanh ngắt, nụ cười, bà nội, ông ngoại, bà cố, bạn thân, bút mực.

* Giống nhau : Đều có quan hệ với nhau

* Khác nhau :

- Từ ghép đẳng lập :

+ Có quan hệ bình đẳng, không phân ra tiếng chính tiếng phụ

+ Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn, khái quát hơn của các tiếng dùng để ghép.

- Tử ghép chính phụ :

+ Có quan hệ chính phụ, phân ra tiếng chính và tiếng phụ

+ Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa tiếng chính.

B.Thị Anh Thơ
7 tháng 7 2019 lúc 16:34

-từ ghép đẳng lập có từ 2 tiếng trở lên mà 2 tiếng đó có nghĩa ngang bằng,có thể tách ra để tạo 1 từ khác riêng biệt
-Từ ghép chính phụ là từ có 2 tiếng trở lên trong đó tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính,không thể tách thành từ đơn được

Pandora
18 tháng 9 2021 lúc 15:21

giống:

Đều là các từ có liên hệ với nhau

 khác:

chính phụ:

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

- Trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.

đẳng lập:

- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ra nó.


Các câu hỏi tương tự
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Usagi Tsukino
Xem chi tiết
photo
Xem chi tiết
KAPUN KOTEPU
Xem chi tiết
nguyễn thị thiên thiên
Xem chi tiết
ton hanh gia
Xem chi tiết
Hoàng Mai Linh
Xem chi tiết
>Miu My<
Xem chi tiết
Quỳnh Đinh
Xem chi tiết