Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Đức Phương

So sánh thái độ của triều đình Huế, của Pháp, của nhân dân giữa 2 trận cầu Giấy?

nguyễn thị thảo ngân
24 tháng 2 2018 lúc 21:37

-Triều đình Huế đã không tận dụng ưu thế có được sau chiến thắng cầu Giấy để phản công địch, mà lại thỏa hiệp với Pháp bằng việc kí Hiệp ước Giáp Tuất (15- 3-1874) với những điều khoản nặng nề - chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì.

-Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng toàn bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng chờ chiến thắng này mà địch sẽ rút quân. Nhân cơ hội vua Tự Đức chết, triều đình Huế đang lục đục, thực dân Pháp có thêm viện binh đã đem quân tấn công thẳng vào Thuận An - cửa ngõ kinh thành Huế.

O=C=O
24 tháng 2 2018 lúc 21:38

-Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
+ Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
+ Do thái độ cầu hòa của triều đình --> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( t6.1867).
-Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
+ Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang --> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu.

Trịnh Long
22 tháng 4 2020 lúc 15:46

So sánh thái độ chống pháp của triều đình và nhân dân

Triều đình:

- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.

+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.

+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.

Nhân dân
- Kiên quyết chổng xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tình Nam Kì.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp vì chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân Trương Định ở lại kháng chiến.


Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Như_21
Xem chi tiết
Vũ Thị Hường
Xem chi tiết
Team Tayanen
Xem chi tiết
BẢO TRÂN
Xem chi tiết
Tân Lục
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Văn
Xem chi tiết
Hân Lê Ngọc
Xem chi tiết
chi Nguyễn
Xem chi tiết
Suirlve
Xem chi tiết