Thằn lằn | Chim | Thỏ | |
Hệ hô hấp |
- Gồm: khí quản và phổi Thằn lằn sống hoàn toàn trên cạn cơ quan hô hấp duy nhất là phổi. - Phổi có cấu tạo phức tạp hơn so với ếch: phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. - Sự thông khí ở phổi nhờ vào sự co dãn của các cơ liên sườn |
- Phổi gồm 1 mạng ống khí dày đặc bề mặt trao đổi khí rộng - Phổi nằm sâu trong hốc sườn 2 bên sống lưng sự thông khí ở phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rỗng chứa các xương →giảm khối lượng riêng và giảm ma sát nội quan khi bay. - Các túi khí ở ngực và bụng phối hợp hoạt động với nhau không khí đi qua hệ thống ổng khí trong phổi theo 1 chiều trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào. → Phù hợp với nhu cầu oxi cao ở chim khi bay. - Khi đậu, chim hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực. |
Các thành phần: Khí quản. phế quản và 2 lá phổi - Phổi lớn gồm nhiều túi phổi (phế nang) với mạng mao mạch dày đặc giúp trao đổi khí dễ dàng - Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn và cơ hoành |
Hệ tuần hoàn |
Gồm: tĩnh mạch chủ dưới, tim, động mạch chủ - Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (tạm thời ngăn tâm thất thành 2 nửa) máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn. |
- Tim có cấu tạo hoàn thiện, có dung tích lớn so với cơ thể. - Tim 4 ngăn (2 tâm thất và 2 tâm nhĩ), gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn, tim thằn lằn chỉ có 3 ngăn (1 tâm thất và 2 tâm nhĩ). + Nửa trái chứa máu đỏ tươi + Nửa phải chứa máu đỏ thẫm → máu không bị pha trộn đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở chim. - Mỗi nửa tim: tâm thất và tâm nhĩ thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy theo 1 chiều. |
Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi |
*Hệ hô hấp
- Thằn lằn : Phổi nhiều ngăn, có cơ liên sườn tham gia hô hấp
- Chim bồ câu: Phổi có mạng ống khí, một số thông với túi khí
=>Tăng diện tích trao đổi khí. Trao đổi khí: bay: bằng túi khí; đậu: bằng phổi
- Thỏ: Khí quản, phế quản, phổi. Phổi có nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc bao quanh
=>Tăng diện tích trao đổi khí. Cơ liên sườn và cơ hoành tham gia vào hô hấp
*Hệ tuần hoàn :
- Thằn lằn : Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), có vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha
- Chim bồ câu: Tim 4 ngăn; 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thỏ: Tim 4 ngăn cùng hệ mao mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
=>Đảm bảo sự trao đổi chất mạnh mẽ