Chương III. Tuần hoàn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phuonganh Phan Phuong An...

Sơ cứu cầm máu ở động mạch cổ ?

$Mr.VôDanh$
3 tháng 3 2019 lúc 21:08
Cách sơ cứu cầm máu vết thương cổ: Mất máu nguy hiểm như thế nào

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạn nhân bị mất máu gây choáng vì không được sơ cứu đúng cách. Huyết áp tụt nhanh, do người gặp nạn quá lo lắng, thấy nhiều máu nên sợ hãi rồi ngất xỉu cũng là nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Người dân tại hiện trường lại theo tâm lý chung rất sợ khi thấy máu, không ai dám vào trợ giúp, sơ cứu nạn nhân. Hiệu ứng đám đông mất bình tĩnh càng làm cho việc sơ cứu ban đầu bị trì trệ.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Mất máu do vết thương ở cổ rất nguy hiểm

Thông thường mỗi lần hiến máu, một người có thể đến 350 ml mà vẫn tỉnh táo và làm việc bình thường. Giả sử khi bị tai nạn, lượng máu mất đến đơn vị lít, nếu tạm cầm máu được vẫn có thể cứu mạng nạn nhân. Tuy nhiên trên thực tế một lít máu mà thấm ra quần áo và môi trường xung quanh thì sẽ khiến rất nhiều người sợ hãi. Tâm lý chung của nhiều người khi thấy nạn nhân chảy máu nhiều kèm với ngất xỉu cứ nghĩ đã chết nên vội vàng buông xuôi mà không cố gắng cứu chữa thêm nữa.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương cổ

Vết thương ở cổ là một loại vết thương nguy hiểm xong không phải không có cách hạn chế điều đáng tiếc xảy ra. Thông thường, khi nạn nhân có vết thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu rất sớm do tính chất đột ngột của tai nạn.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Bước 1

Vùng cổ là vùng có khả năng mất máu nhiều nên bị thương ở đây sẽ nghiêm trọng hơn vì 2 bên cổ là 2 hệ thống động mạch cảnh, là mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Hệ thống động mạch lớn rất quan trọng của cơ thể nhưng lại khó băng ép hơn so với ở tay hay chân. Chính vì vậy, nếu không được sơ cứu đúng cách thì khả năng tử vong sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do để không làm gì cứu nạn nhân.

Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải tuân theo nguyên tắc cơ bản của sơ cứu vết thương mạch máu là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có sẵn như gạc, khăn tay hay miếng vải cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương. Có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân.

Cách đơn giản hơn rất nhiều, dễ làm và dễ nhớ là băng ép cổ choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân. Chú ý cố định vùng cổ rồi nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Bước 2

Một số cách sai lầm trong sơ cứu nạn nhân là đắp thuốc lá, tro, các loại bột hoặc dùng quần áo che vết thương lại. Như thế dễ làm vết thương nhiễm trùng và không quan sát được tình trạng máu chảy, gây khó khăn hơn cho việc điều trị tại bệnh viện về sau.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Các bước sơ cứu

TS. Dương Đức Hùng - Viện Tim mạch - bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim hướng dẫn cách cầm máu đối với vết thương ở cổ.

Đầu tiên, nếu nạn nhân là người lớn cần ngay lập tức dùng tay đối diện ép chặt vào vết thương, mục đích để máu ngừng chảy. Khi đến cạnh nạn nhân việc đầu tiên không phải là khẩn trương bế sốc nạn nhân lên mà với những dụng cụ tại chỗ mà chúng ta kiếm được như khăn giấy, miếng vải, khăn mặt… ép vào vết thương cần cầm máu ngay lập tức.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: dùng tay của nạn nhân hoặc của mình áp vào phần bị thương của nạn nhân với một lực vừa đủ để hạn chế máu chảy...

Trong sơ cứu thì kỹ thuật băng ép là kỹ thuật cơ bản để cầm máu. Tuy nhiên ở cổ có đặc thù là nếu băng ép không đúng cách lại làm chẹt đường thở khiến nạn nhân không thở được. Do đó cần đặt một vật như thanh gỗ nhỏ vào phía đối trọng sau đó băng ép và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, như vậy có thể cứu được bệnh nhân.

Nếu không tìm thấy thanh gỗ nhỏ để làm đối trọng, có thể đưa tay của nạn nhân qua đầu để làm đối trọng rồi băng chặt lại, như vậy có thể giúp nạn nhân thở được dù bị băng ép vào.

Đối với những vết thương động mạch ở vùng tay hoặc chân, kĩ năng sơ cứu có thể đơn giản hơn một chút. Dùng ngón tay ép lên mạch máu, dùng một cuộn băng hay một miếng khăn gấp nhỏ đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu. Có thể gập khuỷu tay lại để cầm máu.

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: dùng miếng vải xé nhỏ làm ga-rô cho bệnh nhân và lấy vải ấn lên vết thương...

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Cách phân biệt các vết thương

Chảy máu mao mạch: Là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, máu chảy ra chậm và tự cầm sau khoảng vài phút.

Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm sau đó cục máu hình thành, bịt các tĩnh mạch bị tổn thương lại.

Chảy máu động mạch: Máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ: Các biện pháp cầm máu

Cách sơ cứu cầm máu vết thương ở cổ

Có nhiều cách để cầm máu giúp ngăn cho máu không chảy quá nhiều bạn có thể tham khảo sau đây:

Ấn động mạch: Dùng ngón tay đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.

Băng ép: Quấn các vòng băng tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để tự cầm máu. Với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn hãy áp dụng biện pháp này.


Các câu hỏi tương tự
Yết Nhi Thiên
Xem chi tiết
thanh mai
Xem chi tiết
Bảo Ang Lê
Xem chi tiết
Trương Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Khôi Doraemon Vũ
Xem chi tiết
ghan
Xem chi tiết
ghan
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Giáp 8.5 Số...
Xem chi tiết
Lê Hoàng Phúc
Xem chi tiết