Sau khi thống kê độ dài (đơn vị: centimét) của 60 lá dương xỉ trưởng thành, người ta có bảng tần số ghép nhóm như sau (Bảng 36):
a) Tìm tần số tương đối của mỗi nhóm đó.
b) Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm của mẫu số liệu ghép nhóm đó.
c) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột và biểu đồ đoạn thẳng của mẫu số liệu ghép nhóm đó.
a) Tần số tương đối của các nhóm lần lượt là:
\(\begin{array}{l}{f_1} = \frac{8}{{60}}.100\% = 13,3\% ;\\{f_2} = \frac{{18}}{{60}}.100\% = 30\% ;\\{f_3} = \frac{{24}}{{60}}.100\% = 40\% ;\\{f_4} = \frac{{10}}{{30}}.100\% = 16,7\% \end{array}\)
b) Ta có bảng:
Nhóm | [10; 20) | [20; 30) | [30; 40) | [40; 50] | Cộng |
Tần số tương đối (%) | 13,33 | 30 | 40 | 16,67 | 100 |
c) Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu ghép nhóm trên là:
Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm ở dạng biểu đồ đoạn thẳng của mẫu số liệu ghép nhóm trên là: