Read the text. Does it mention your ideas from exercise 1? (Đọc văn bản. Văn bản có đề cập đến các ý của bạn ở bài 1 không?)
A history of hygiene
Ancient ideas of hygiene
The ancient Greeks and Egyptians enjoyed relatively high standards of personal hygiene – they had been taught about the importance of cleanliness by their religious leaders. But it was the Romans who developed the first public toilets and enormous public baths.
19th century developments
Louis Pasteur and Joseph Lister’s revolutionary ideas about using sterile instruments in clean hospitals were adopted in the 19th century. Before then, up to half of Lister’s patients who had survived surgery were being killed by infections spread by germs. Infection and disease haven’t been eliminated entirely in our hospitals yet, but they have been significantly reduced.
Today and tomorrow
Although hygiene in developing countries is being improved all the time, 36% of the world’s population is still affected by poor hygiene. Furthermore, medical organisations will be challenged in the future by new infections and diseases; the world’s population is so closely connected that potentially catastrophic epidemics will be transmitted around the globe in days.
Lịch sử vệ sinh
Quan niệm về vệ sinh thời cổ đại
Người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đã có tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân tương đối cao – họ được các lãnh đạo tôn giáo dạy về tầm quan trọng của ăn ở sạch sẽ. Tuy nhiên, người La Mã mới là những người phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đầu tiên và các nhà tắm công cộng khổng lồ.
Phát triển trong thế kỷ 19
Những ý tưởng mang tính cách mạng của Louis Pasteur và Joseph Lister về sử dụng dụng cụ vô trùng trong bệnh viện đã được áp dụng vào thế kỷ 19. Trước đó, có đến một nửa số bệnh nhân của Lister, dù đã sống sót sau phẫu thuật, bị tử vong do nhiễm trùng lan truyền từ vi khuẩn. Mặc dù nhiễm trùng và bệnh tật chưa được loại bỏ hoàn toàn trong các bệnh viện hiện nay, nhưng chúng đã được giảm đáng kể.
Ngày nay và tương lai
Vệ sinh ở các nước đang phát triển đang ngày càng được cải thiện, tuy nhiên 36% dân số thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng vệ sinh kém. Thêm vào đó, trong tương lai, các tổ chức y tế sẽ phải đối mặt với thách thức từ các loại nhiễm trùng và bệnh tật mới; dân số thế giới kết nối với nhau chặt chẽ khiến những đại dịch có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc có thể lây lan khắp toàn cầu chỉ trong vài ngày.