Giúp mình với ạ :((((( Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: BÔNG HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 500km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi bé sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ về nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có ngôi mộ vừa mới đắp. Cô bé chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó nhẹ nhàng đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa đặt và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe một mạch 500km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 2. Trong văn bản trên, chi tiết nào làm cho em thấy bất ngờ nhất? Ghi lại chi tiết đó. 3. Lý do nào đã khiến nhân vật “anh” đột ngột thay đổi quyết định của mình? Theo em, việc thay đổi ấy có thực sự cần thiết không, vì sao? 4. Từ việc hiểu ý nghĩa của văn bản và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về thông điệp mà văn bản mang đến cho em ( chỉ cần nêu thông điệp là ok rùi nha^^) Bài 4. Gần đây, cộng đồng mạng lan truyền tin tức về “người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh vì đã cứu cháu bé rơi từ tầng 12 chung cư xuống: “... (1)Theo lời anh Mạnh, đến khi clip được lan truyền trên mạng, điện thoại anh liên tục nhận các cuộc gọi, nhắn tin từ các số lạ. (2)Ai cũng cảm phục và gọi anh là “anh hùng, siêu nhân”. (3)Tuy nhiên, anh Mạnh khiêm tốn cho rằng: “Tôi không phải là siêu nhân, ai gặp hoàn cảnh như tôi cũng sẽ lao đến cứu cháu bé”. (4)Anh Mạnh nói, bản thân chưa bao giờ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người đến vậy. (5)Điện thoại, facebook của anh liên tục có người gọi, nhắn tin đến mức sập nguồn. (6)Trước thời điểm cứu cháu bé, anh đăng bài lên facebook chưa bao giờ quá 20 like (lượt thích), đăng ảnh con gái cao nhất cũng chỉ gần 100 like. (7)Thế nhưng, hôm qua nhiều bức ảnh lên đến hàng chục nghìn like. (8)Thậm chí, có người còn gọi điện gửi lời cảm ơn anh và bày tỏ muốn gửi chút quà nhưng anh đã từ chối. (Theo https://www.honnhanphapluat.vn) 1. Ghi lại thành phần phụ trong câu (6). Cho biết đó là thành phần nào của câu. 2. Chỉ ra các phép liên kết giữa câu (2) và câu (3) của đoạn trích. 3. Đoạn trích cho em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của anh Nguyễn Ngọc Mạnh?
1/ Viết đoạn văn nghị luận để chứng minh người phụ nữ trong XHPK xưa có những phẩm chất tốt đẹp nhg lại chịu số phận bi kịch thông qua nv Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Đoạn văn phép lập luận tổng phân hợp. trong đó có 1 phép liên kết, và 1 câu mở rộng thành phần.
Xác định câu dẫn trong câu sau và cho biết dấu hiệu để nhận biết cách dẫn đó. Anh nói rất chân thật:"Chẳng suy nghĩ được gì nhiều, tôi chỉ nghĩ người đang cheo leo trên ban công kia cũng như con gái mình".
Em hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện " Chuyện người con gái Nam Xương"
Hình ảnh con người lao động mới ngày đêm âm thẩm cống hiến cho đất nước đã đi vào những trang viết vô cùng sâu sắc. Dưới đây là đoạn trích trong một truyện ngắn tiêu biểu viết về để tài này:
"Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chia tay ra cho anh nắm, cần trọng rõ ràng, như người ta chonhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thắng vào mắt anh -những người congái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
-Chào anh.Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã:
-Cái này để ăn trea cho bác, cho có và bác lái xe. Cháu có bao nhiều là trứng, ăn không xuế. Cháu không tiễn bác và có ra xe được, vi gần tới giờ "ốp" rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé."
(Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019)
những giờ "ốp" gợi cho em suy nghĩ gì về công việc của anh thanh niên?
Các anh (chị) ơi, em học lớp 8 năm nay là năm đầu tiên em thi hsg văn cấp trường. Nếu anh (chị) nào đã từng thi hsg văn 8 thì hãy giúp em một số câu hỏi mà anh (chị) đã gặp được không ạ. Các anh chị không cần nói hết đâu ạ, nhớ bao nhiêu thì nói bấy nhiêu. Còn nữa, để chuẩn bị thi tốt cho kì này thì em nên chú ý những phần nào ạ? Cảm ơn các anh (chị).
LÀNG CHÀI DỌC SÔNG LAM
Làng chài dọc sông Lam
Nhấp nhô từng mái rạ
Cha xuôi ngược đêm ngày
Chở đầy thuyền tôm cá.
Đây dầm xanh, anh vũ
Đặc sản xưa tiến vua
Này con rô, con chép
Này con ốc, con cua.
Mẹ đem ra chợ phiên
Bán thành từng mớ nhỏ
Mua áo mới cho em
Giày dép và sách vở.
Thương mẹ ngồi vá lưới
Cha sửa lại con thuyền
Mong ngày mai nhiều cá
No tròn vầng trăng lên.
(Phạm Văn Khiêm, Sông Lam, số 8, tháng 8+9, Nxb Nghệ An, 2020, tr. 105)
Câu 1. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Theo em, khổ thơ thứ 2 sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng?
Câu 3. Cuộc sống lao động của làng chài dọc sông Lam được gợi tả qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào làm em ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu 4. Trong khổ thơ cuối, có 2 động từ trực tiếp bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình đối với mẹ, cha. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận của em về tình cảm đó
Trong truyện LLSP, NTL kể: Anh con trai, rất tự nhiên, như một người bạn đã
quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ
lấy”.
Và ở phần cuối truyện, NTL lại kể: “ Một ấn tượng hàm ơn, khó tả dạt lên trong
lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ
nhất ra đời. Mà vì bó hoa khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu
nhiên anh cho thêm cô.”
1. Trong những câu văn trên, tác giả 4 lần có nhắc đến từ “bó hoa”. Nghĩa của
chúng có hoàn toàn giống nhau không? Vì sao?