Đề bài : Kể lại một truyền thuyết về thời Hùng Vương mà em yêu thích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thu nguyen

Quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà nào của Hà Nội

- Hãy chia sẻ một vài hiểu biết của em về món quà Hà Nội

Trần Ngọc Định
24 tháng 11 2016 lúc 18:55

- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà ở Hà Nội : món Cốm

- Một vài hiểu biết của em về món quà đó là :

Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.

Trong các dân tộc tại miền Bắc Việt Nam lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường.

Chúc bn hc tốt !

Linh Phương
24 tháng 11 2016 lúc 19:20

Món quà của Hà Nội mang đậm sắc nét của người VN ta. Ví dụ như món bánh cốm

Hương cốm làng Vòng từ lâu cũng làm nên nét quyến rũ rất riêng cho ẩm thực thủ đô. Tuy nhiên do chỉ có vào mùa thu nên bánh cốm Hàng Than là lựa chọn thay thế hoàn hảo với nhiều du khách. Cũng làm từ những bông lúa non thơm hương đồng gió nội nhưng cốm sau khi rang, giã, sàng, sẩy phải được xào chín với đường, rồi gói vào lớp lá chuối tươi, bên trong có nhân đậu xanh vàng nhuyễn.Là đặc sản gia truyền của Hà Nội, bánh cốm Hàng Than hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm canh dẻo quánh bên ngoài, lớp nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội. Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

Hay là trà sen.

So với các thứ quà khác, trà ướp hoa sen có giá khá cao và thường khó mua hơn. Tuy nhiên, khi đã chọn được loại trà sen chính hiệu Hồ Tây, đây chắc chắn sẽ là món quà quý dành cho người thân và bạn bè sau khi ghé thăm Hà Nội. Bởi ướp trà sen là cả nghệ thuật với rất nhiều thời gian, công sức.Những cánh chè khô sau khi đã được tuyển chọn từ loại ngon nhất, sẽ được ướp 5-7 lần cùng gạo sen (hạt trắng trên đầu nhị sen) cho thấm hương ngấm vị. Sen được ướp phải là loại được trồng trong các đầm ở Hồ Tây như Nhật Tân, Quảng Bá bởi thơm và cho nhiều gạo nhất. Tuy chỉ có vào dịp hè tháng 5, tháng 6 nhưng nhờ cách ướp trà công phu này mà hương sen ấy được gìn giữ quanh năm và theo chân du khách đến mọi miền Tổ quốc.trà sen làm quà khi mở ra sẽ cho hương thơm dịu nhẹ. Khi pha, nước có màu xanh nhạt và vị đậm đà. Nhấp ngụm nhỏ sẽ thấy hương sen lan tỏa trong miệng. Để rồi mỗi lần thưởng trà người ta lại nhớ về Hà Nội với hương mùa hè quyến rũ.

Nói chung những món quà của Hà Nội được coi là món quà ý nghĩa. Vì nó không chỉ đơn giản là những món quà mà nó còn thể hiện được những nét đẹp và tình cảm của bạn tới người được tặng.

Đỗ Như Minh Hiếu
24 tháng 11 2016 lúc 18:46

ảnh đâu

Thảo Phương
25 tháng 11 2016 lúc 11:55

- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà cốm của Hà Nội

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

 

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

Nguyễn Văn Dũng
27 tháng 11 2016 lúc 19:57

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người. Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường. Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy. Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế. Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong

Nguyễn Kim Thành
28 tháng 11 2016 lúc 15:51

có thấy bức ảnh nào đâu?

 

Nguyen Hong Nhung
29 tháng 11 2016 lúc 19:51

tớ vừa mới đăng kí ở đây có ai cho tớ biết cách đăng câu hỏi như thế nào kobanhqua

nhokcute123
2 tháng 12 2016 lúc 22:02

ai giúp mik làm bài văn kẻ về một cô giáo cũ mà em quý mến đi càng hay càng tốt

 

nhokcute123
2 tháng 12 2016 lúc 22:02

nhanh gấp nha mai nộp zồi

TÔI KHÔNG BIẾT
26 tháng 11 2017 lúc 19:43

các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà nào cảu Hà nội : cốm

một vài hiểu biết của em về món quà Hà Nội :thơm ngon, đc làm từ nếp. đc làm chín bằng cách rang hoặc sàng sảy cho hết vỏ trấu. Thường đc làm ở các đồng = bắc bộ đặc biệt là Hà nội

Nguyễn Yến Linh
27 tháng 11 2017 lúc 21:32

Theo mik bài này là Ngữ Văn lớp 7 chứ ko phải lớp 6 nhé bạn thu nguyen!

TÔI KHÔNG BIẾT
3 tháng 12 2017 lúc 11:05

- Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến món quà nào của Hà Nội : cốm

- Hãy chia sẻ một vài hiểu biết của em về món quà Hà Nội : đc làm từ nếp. đc làm chín bằng cách rang hoặc ràng sảy cho hết vỏ trấu. Đăc biệt cốm đc làm ở làng vòng gần Hà Nội, rất thịnh ở nước ta. Và cốm đc chọn là một món quà trong phong tục sêu tết.

Thanh Lan Đào Thị
30 tháng 11 2018 lúc 20:51

- Món cốm

- Hiểu bt của em :

+Cốm là loại thức ăn làm từ gạo nếp

+ Cốm đc ưa chuộng nhất tại Hà Nội


Các câu hỏi tương tự
Nguyen tran giang linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Team Hot(girl, boy) ~ ♥~...
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
nguyen hoang kim thy
Xem chi tiết
Lưu Thị Hồng Phong
Xem chi tiết
Angela phuongdung
Xem chi tiết