Giá trị độc đáo trong văn học hiện thực phê phán gồm có:
* Đặc sắc về nội dung:
- Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh hiện thực xã hội tha hóa, xấu xa, bất công, đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.
- Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện lòng đồng cảm, sự ngợi ca với những thân phận bất hạnh:
Mẹ chú bé Hồng vì đi bước nữa, chót có con với người mình yêu mà bị ruồng rẫy, phải bỏ đi tha hương cầu thực.
Chú bé Hồng bị sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình nhà nội.
Chị Dậu phải dứt lòng bán con, bán chó, thậm chí bán sữa để cứu chồng, đóng sưu.
Lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để giữ lại số tiền cho con trai cưới vợ, kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của ông giáo gần như hách dịch để giữ lấy lòng tự trọng kiêu hãnh.
+ Thể hiện sự phê phán, lên án tố cáo xã hội bạo tàn đã đẩy con người vào bước đường cùng:
Xã hội thực dân nửa phong kiến khiến nhân dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng, 2 tầng áp bức của Pháp và triều đình phong kiến (Lão Hạc, Tắt đèn)
Xã hội với những cổ tục lạc hậu, quan niệm gả bán đã tạo nên cuộc hôn nhân không hạnh phúc, sự đổ vỡ là tất yếu (Trong lòng mẹ)
+ Thể hiện niềm tin của tác giả vào bản chất, phẩm chất tốt đẹp của con người và cuộc sống xứng đáng dành cho họ:
Đó là hành động chạy "phá bóng tối" của chị Dậu và hình ảnh đoàn quân biểu tình có lá cờ Cách mạng đỏ thắm (trong Tắt đèn)
Đó là sự vỗ về, được áp mặt vào bầu vú và hơi thở thơm tho của mẹ mà chú bé Hồng được nhận ở cuối đoạn trích (Trong lòng mẹ).
=> Nội dung của văn học hiện thực phê phán phong phú và được thể hiện bằng những hình thức khác nhau.
* Đặc sắc về nghệ thuật:
- Thể nghiệm những thể loại mới, tiếp nối phong trào đổi mới văn chương từ đầu thế kỉ.
- Mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình một phong cách sáng tác riêng, hình thành nên những gương mặt, những mảnh ghép cho Văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945:
+ Nguyên Hồng được coi là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
+ Ngô Tất Tố và Nam Cao được xem là những nhà văn của nông dân. Họ thường hướng ngòi bút của mình về thân phân nhỏ bé, thể hiện sự đồng cảm, xót thương.